Thấp tim dự phòng bằng cách nào?

  • Con tôi được chẩn đoán bệnh thấp tim, bác sỹ nói cần tiêm phòng lâu dài. Vậy tiêm phòng thấp tim có tác dụng gì? Có nguy hiểm gì không? Tiêm đến khi nào?

    Icon

    Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn nhiều tình trạng viên tim do thấp tim. Thấp tim gây ra bởi các vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu, đặc biệt sau viêm họng do liên cầu từ vài tuần đến vài tháng, dẫn đến tổn thương các cấu trúc van tim, tiến triển dần gây dày, co kéo, vôi hóa tổ chức van tim. Nhờ sự phát triển của y học dự phòng, tỉ lệ thấp tim ngày nay đang có xu hướng giảm rõ rệt. Nhưng tỉ lệ thấp tim ở Việt Nam vẫn còn cao.

    Bản chất của bệnh thấp tim rất hay tái phát, nên cần phải phòng thấp tim. Tuy nhiên, thấp tim có thể phòng ngừa được bằng cách có một chế độ vệ sinh phòng bệnh, khi có viêm họng do liên cầu cần điều trị sớm, đầy đủ, và đặc biệt, khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp đầy đủ. Tiêm phòng thấp bằng kháng sinh là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thấp tim tái phát, hạn chế tiến triển của bệnh van tim do thấp.

    Thời gian tiêm dự phòng thấp thay đổi tuỳ theo tình trạng bệnh: Thấp tim lần đầu hay tái phát nhiều lần, bệnh thấp tim có ảnh hưởng đến tim và các van tim hay chưa, mức độ ảnh hưởng đến van tim như thế nào…

    Thông thường thời gian phòng thấp tùy theo từng bệnh nhân cụ thể:

    - Thấp tim có viêm cơ tim, để lại di chứng van tim: Dự phòng ít nhất đến 40 tuổi, có thể suốt đời.

    - Thấp tim có viêm tim nhưng chưa để lại di chứng van tim: ít nhất 10 năm cho đến tuổi trưởng thành, một số trường hợp lâu hơn.

    - Thấp tim không có viêm tim: phòng liên tục trong 5 năm, nếu trong 5 năm có 1 lần tái phát thì phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

    Thân mến!

    Kinh nghiệm trị suy tim

Câu hỏi chuyên gia