Thiếu máu cơ tim: 10 thông tin cần biết để tránh nhồi máu tim

A- A+

Hơn 40% ca tử vong liên quan đến tim mạch xuất phát từ bệnh thiếu máu cơ tim. Vậy bệnh thiếu máu cơ tim gì? Nguyên nhân cũng như những triệu chứng, dấu hiệu nào để nhận biết rằng bạn hoặc người thân bị thiếu máu cơ tim? Hãy đọc và lưu lại những thông tin trong bài viết sau đây để giải đáp được các vấn đề này.

Thiếu máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay thiếu máu cục bộ cơ tim, suy vành, thiểu năng vành) là tình trạng lượng máu nuôi dưỡng cho tim bị giảm, từ đó tim không nhận đủ oxy và dưỡng chất để bơm máu cho cơ thể.

Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành, vi mạch vành nuôi tim. Nếu không được cấp máu kịp thời, chức năng tim sẽ giảm thiểu, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim do một phần cơ tim bị hoại tử.

Hơn 40% cả tử vong liên quan đến tim mạch xuất phát từ bệnh thiếu máu cơ tim

Hơn 40% cả tử vong liên quan đến tim mạch xuất phát từ bệnh thiếu máu cơ tim

Triệu chứng thiếu máu cơ tim

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ thiếu máu cơ tim. Nếu bị thiếu máu cơ tim cấp (nhồi máu cơ tim), các biểu hiện có thể rầm rộ và nặng nề hơn.

Triệu chứng thiếu máu cơ tim thường gặp

  • Đau thắt ngực: Đau thắt hoặc khó chịu, nặng, đè ép ở ngực trái, có thể lan xuống vai, cánh tay, hàm là triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim. Tùy từng giai đoạn của bệnh, dấu hiệu đau thắt ngực có thể xuất hiện theo 2 dạng: đau thắt ngực ổn định (chỉ xuất hiện khi gắng sức) và đau thắt ngực không ổn định (xuất hiện cả khi nghỉ ngơi). Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài không quá 5 phút, nếu đau trên 15 phút, cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim.
  • Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy rất mệt, cơ thể như thiếu năng lượng để hoạt động, nhanh xuống sức, uể oải. Ở những trường hợp nặng, triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn vận động nhẹ.
  • Khó thở: Người bệnh cảm giác khó thở hụt hơi như thiếu không khí để thở, càng vận động hay lo lắng, mức độ khó thở càng tăng lên.
  • Nhịp tim nhanh: Đi kèm với đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, cảm giác có tiếng ngựa phi trong lồng ngực. Có những lúc tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút.
  • Buồn nôn/nôn, ăn uống khó tiêu, đầy trướng bụng.
  • Đổ nhiều mồ hôi, phù chi hoặc phù phổi cấp gây khó ngủ, ngủ trằn trọc phải kê cao gối mới dễ ngủ hơn.

Đau ngực là triệu chứng bệnh thiếu máu tim thường gặp

Đau ngực là triệu chứng bệnh thiếu máu tim thường gặp

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim

  • Đau thắt vùng ngực trái, cảm giác như bị đè nặng, bó chặt, đau nhói ở ngực
  • Đau vai/cánh tay/cổ/hàm.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Khó thở, chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ hôi lạnh.

Khảo sát cho thấy, 100% những người từng bị nhồi máu cơ tim đều cảm thấy mệt mỏi bất thường, bồn chồn lo lắng không rõ lý do hoặc 1 số triệu chứng bất thường khác trước khi biến cố xảy ra vài tuần. Để giảm tối đa rủi ro, bạn hãy tìm hiểu về các dấu hiệu này trong bài viết: 9 triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nhồi máu cơ tim do thiếu máu đến tim gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0964.781.912 để được tư vấn chi tiết về các giải pháp này.

hotline

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm: Xơ vữa mạch vành, rối loạn chức năng vi mạch và co thắt động mạch vành.

  • Xơ vữa mạch vành: Tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ các chất béo, cholesterol trong lòng mạch vành tạo ra các mảng xơ vữa, cản trở sự lưu thông của dòng máu. Một số trường hợp, mảng xơ vữa có thể bị nứt vỡ tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành gây đau tim.
  • Rối loạn chức năng vi mạch vành: Đây là nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim rất thường gặp ở người bệnh tăng huyết áp, tiểu đường. Vi mạch vành là các mạch máu nằm sâu trong cơ tim, trực tiếp chịu trách nhiệm trao đổi oxy và chất dinh dưỡng nuôi tim. Khi vi mạch bị tổn thương, người bệnh có thể bị thiếu máu tim, đau thắt ngực kể cả khi không bị xơ vữa động mạch vành.
  • Co thắt động mạch vành: Dù ít gặp hơn nhưng đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến lượng máu đến tim bị giảm và dẫn tới đau thắt ngực. Trong y học, đau thắt ngực do co thắt mạch còn được gọi với tên đau thắt ngực Prinzmetal hay đau ngực biến thể.

Rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân gây thiếu máu tim ít người biết

Rối loạn chức năng vi mạch là nguyên nhân gây thiếu máu tim ít người biết

Ngoài 3 nguyên nhân trực tiếp trên, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể phát triển từ các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Gia đình có người mắc bệnh tim mạch.
  • Hút thuốc lá, ít vận động thể lực.
  • Thừa cân, béo phì, tiểu đường.
  • Tăng huyết áp, cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao

Ngoài ra, thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, dùng nhiều nước có gas, tình trạng làm việc căng thẳng stress diễn ra thường xuyên… cũng làm cho tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là thiếu máu cơ tim ở người trẻ ngày càng tăng cao.

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tốt, thiếu máu cơ tim sẽ trở nên nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như:

  • Nhồi máu cơ tim: Khi mảng xơ vữa không ổn định, bong vỡ khỏi thành mạch có thể kéo theo các chất khác tạo nên cục máu đông. Chúng đủ lớn sẽ làm các động mạch hoặc các nhánh bị tắc nghẽn đột ngột gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp. Không cấp cứu kịp, cơ tim bị tổn hại vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.
  • Rối loạn nhịp tim: Nguy hiểm nhất là rung tâm nhĩ và rung tâm thất.Nếu xuất hiện 2 rối loạn này, bạn rất dễ gặp phải biến chứng như suy tim, đột quỵ, đột tử.
  • Đột quỵ: Cục máu đông lên não có thể ngăn máu về não, gây chết mô não, tàn tật hoặc thiệt mạng.
  • Suy tim: đây là hậu quả tất yếu khi tim không có đủ năng lượng nhưng vẫn phải nỗ lực cung cấp đủ máu cho cơ thể.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng thiếu máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao nhất

Nhồi máu cơ tim là biến chứng thiếu máu cơ tim có tỷ lệ tử vong cao nhất

Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bạn có thể được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim một cách chính xác thông qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp X - quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Đo điện tâm đồ.
  • Siêu âm tim.
  • Chụp động mạch vành tim có cản quang.

Trong đó, chụp động mạch vành có bơm thuốc cản quang là phương pháp chẩn đoán thiếu máu cơ tim có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, chụp mạch vành rất tốn kém với chi phí khoảng 5-10 triệu VNĐ và có nhiều rủi ro nên chỉ được chỉ định cho các trường hợp cấp tính hoặc các phương pháp khác không đủ để chẩn đoán.

Điều trị thiếu máu cơ tim càng sớm, hiệu quả đạt được càng cao. Ngay từ khi có chẩn đoán, bạn hãy liên hệ chuyên gia theo số 0964.781.912 để được tư vấn về các cách điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả nhất với tình trạng của mình.

hotline

Thiếu máu cơ tim có chữa được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh thiếu máu cơ tim chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp đã ra đời giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Thông thường nếu thiếu máu cơ tim nhẹ, thuốc cùng các giải pháp không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập luyện, bổ sung thảo dược… sẽ là lựa chọn ưu tiên. Việc can thiệp phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi người bệnh có mức độ thiếu máu cơ tim nặng, đang gặp các biến cố đe dọa tính mạng.

Điều trị tốt, người bệnh thiếu máu cơ tim có thể sống khỏe và kéo dài tuổi thọ

Điều trị tốt, người bệnh thiếu máu cơ tim có thể sống khỏe và kéo dài tuổi thọ

Thiếu máu cơ tim nên uống thuốc gì?

Tùy vào triệu chứng và mức độ thiếu máu cơ tim, bạn có thể được chỉ định các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim Tây Y khác nhau kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ Đông Y.

Các thuốc Tây điều trị thiếu máu cơ tim

Một số thuốc và nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị thiếu máu cơ tim là:

  • Thuốc chẹn beta ( metoprolol, atenolol, propranolol…)
  • Thuốc chẹn kênh canxi (amlodipine, nifedipine, verapamil, diltiazem…)
  • Nitrat (nitroglycerin, isosorbide dinitrate, isosorbide mononitrate)
  • Ivabradine, Trimetazidin
  • Aspirin và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác như Clopidogrel (Plavix)
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (Enalapril, perindopril, lisinopril…)
  • Thuốc hạ mỡ máu statin (Simvastatin, atorvastatin…)

Trong đó, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, nitrat, Ivabradine, Trimetazidin là các thuốc có tác dụng chính là giảm đau thắt ngực. Aspirin, thuốc chống đông máu, ức chế men chuyển, hạ mỡ máu… thuộc nhóm kiểm soát biến chứng do bệnh gây ra. Để biết tác dụng phụ và lưu ý khi dùng các nhóm thuốc này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Một số cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các cây thuốc nam truyền thống như Đan sâm, Hoàng đằng… có tác dụng tốt và an toàn với người bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên các cây thuốc nam này với chỉ tác động vào 2 nguyên nhân gây thiếu máu tim là xơ vữa mạch và co thắt mạch mà không giải quyết được những tổn thương trong hệ vi mạch.

Mới đây, bằng hơn 600 nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tìm ra Dihydroquercetin trong chiết xuất Thông Dahurian có thể bảo vệ vi mạch vành hiệu quả. Phát hiện này được coi là bước ngoặt, mở ra cơ hội mới giúp hàng ngàn người bệnh, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương vi mạch như tăng huyết áp, tiểu đường, kiểm soát thiếu máu cơ tim hiệu quả hơn.

Sức khỏe đời sống đưa tin về nghiên cứu chứng minh tác dụng của Dihydroquercetin chiết xuất từ Thông Dahurian với người bệnh thiếu máu cơ tim

Tại Việt Nam bạn có thể tìm thấy Dihydroquercetin chiết xuất từ Thông Dahurian trong sản phẩm Ích Tâm Khang Platinum. Nhiều chuyên gia đánh giá, Ích Tâm Khang Platinum là giải pháp đột phá, giúp kiểm soát toàn diện tình trạng đau thắt ngực, thiếu máu tim, đặc biệt là ở người tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm này, bạn có thể gọi tới hotline 0964.781.912.

hotline

Thông tin hữu ích cho bạn: Ích Tâm Khang Platinum - Giải pháp đột phá cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Khi nào thiếu máu cơ tim cần can thiệp, phẫu thuật?

Can thiệp ngoại khoa chỉ được áp dụng khi điều trị thiếu máu cơ tim bằng các thuốc không còn hiệu quả hoặc tình trạng bệnh quá nặng. Các phương pháp bao gồm:

  • Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung: trong các trường hợp có biến chứng rối loạn nhịp tim.
  • Nong mạch vành, đặt stent mạch vành: Khi động mạch vành tắc hẹp trên 75% đường kính lòng mạch hoặc điều trị đáp ứng kém với thuốc, phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Khi động mạch bị tổn thương nghiêm trọng, ít đáp ứng với phương pháp nong mạch vành và đặt stent, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
  • Ghép tim: Là biện pháp cuối cùng khi tim bị tổn thương toàn diện, không có  khả năng hồi phục.

Thông tin hữu ích cho bạn: Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì và không nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm nên ăn và nên hạn chế khi bị thiếu máu cơ tim:

  • Nên ăn các loại thực phẩm sạch, tăng cường chất xơ, rau xanh, củ quả...
  • Nên uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả trừ trường hợp đã có suy tim nặng. 
  • Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích…
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều chất béo... 
  • Tránh các thực phẩm nhiều muối, ăn nhạt.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào...).
  • Duy trì chế độ sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, giảm stress... 

Lưu ý: Ăn nhạt không có nghĩa là phải kiêng hoàn toàn muối. Bạn chỉ cần hạn chế tối đa sử dụng muối, bột canh, mì chính, nước mắm trong việc chế biến hay chấm thức ăn. Những lời khuyên trong bài viết: “Chế độ ăn giảm muối” sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng hơn.

Bạn hãy duy trì chế độ ăn khoa học để ngăn chặn thiếu máu cơ tim tiến triển nặng

Bạn hãy duy trì chế độ ăn khoa học để ngăn chặn thiếu máu cơ tim tiến triển nặng

Giải đáp một số câu hỏi khác về thiếu máu cơ tim

Dưới đây là một số các câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu cơ tim:

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì

Thiếu máu cơ tim thầm lặng (thiếu máu cơ tim yên lặng) là tình trạng cơ tim không được cung cấp đủ máu giàu oxy cho hoạt động co bóp tống máu nhưng người bệnh lại không có triệu chứng điển hình là đau thắt ngực.

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Nhồi máu cơ tim sống được một vài năm, hàng chục năm nhưng cũng có thể tử vong sớm, điều này tùy thuộc vào thời gian cấp cứu và điều trị sau đó.

Theo Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, tuổi thọ của những người bệnh từng có biến chứng là: Nam giới: 80% sống trên 1 năm, hơn 61% sống được trên 5 năm và hơn 46% sống được tới 10 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong sớm ở nữ giới cao hơn 45% so với nam giới. 

Thiếu máu cơ tim có sinh con được không?

Phụ nữ bị thiếu máu cơ tim vẫn có thể sinh con được. Tuy nhiên để an toàn thì trước khi có ý định có con, bạn nên điều trị bệnh ổn định. Trong thời gian mang thai cũng nên thăm khám thường xuyên, theo dõi sát sức khỏe.

Trên đây là những thông tin mà người bệnh nên biết về căn bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Để bệnh không phát triển quá nhanh, người nhà và bệnh nhân nên áp dụng các giải pháp điều trị đồng bộ với nhau và theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu có băn khoăn về bệnh thiếu máu cơ tim, bạn hãy gọi tới hotline 0964.781.912.

hotline

Nguồn tham khảo: healthline, womens-health-advice

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]