Suy tim mạn tính và cách điều trị hiệu quả, kéo dài tuổi thọ

A- A+

Chưa có cách trị khỏi hoàn toàn bệnh suy tim mạn tính, nhưng nếu hiểu đúng về bệnh, biết chăm sóc bản thân và kết hợp nhiều phương pháp thì người bệnh vẫn có thể cải thiện sức khỏe và nâng cao tuổi thọ.

Dưới sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp điều trị suy tim mạn tính ngày nay có thể giúp người bệnh giảm bớt khó thở, mệt mỏi, tăng được khả năng gắng sức và nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống. Thế nhưng nhiều người vẫn còn lầm tưởng về suy tim mạn, nghĩ rằng trái tim mình sẽ ngừng đập. Chính những điều này khiến cho việc điều trị càng thêm khó khăn. Hiểu đúng, chữa đúng sẽ giúp người bệnh có trái tim khỏe mạnh hơn.

Suy tim mạn tính là gì?

Suy tim mạn tính hay suy tim sung huyết là tình trạng sức bơm máu của cơ tim giảm dần theo thời gian và là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim. Có thể nói, suy tim chính là con đường chung cuối cùng của các bệnh tim mạch

Khác với suy tim cấp phát triển một cách đột ngột. Suy tim mạn tính diễn ra từ từ trong nhiều năm và ngày một nặng hơn nếu như không có biện pháp kiểm soát tốt. Để hiểu hơn về bệnh suy tim, bạn nên biết trái tim được chia thành 4 buồng:

- 2 tâm nhĩ ở trên có nhiệm vụ tống máu xuống hai buồng thất phía dưới khi máu từ tĩnh mạch và từ phổi trở về tim.

- 2 tâm thất ở dưới có nhiệm vụ bơm máu ra khỏi tim đi nuôi cơ thể và lên phổi lấy oxy ngay sau khi được tâm nhĩ đổ đầy.

Suy tim mạn tính phát triển khi tâm thất bị suy yếu, làm giảm khả năng bơm máu của tim đi nuôi cơ thể. Cuối cùng, máu và chất lỏng chảy ngược vào trong phổi, tĩnh mạch bụng, gan và chân, gây ra những triệu chứng bệnh như khó thở, ho, mệt mỏi, phù nề. Bạn có thể xem thêm về nguyên nhân gây phù ở người suy tim trong video sau đây:

Giải đáp nguyên nhân gây phù ở người mắc suy tim mạn tính

Các dạng suy tim mạn thường gặp

Tùy theo vị trí của buồng tâm thất bị suy yếu mà người ta phân loại bệnh suy tim thành Suy tim trái hay suy tim phải. Tuy nhiên trong thực tế người bệnh có thể gặp phải suy tim ở cả hai bên, nhưng thường bắt đầu từ bên trái rồi kéo theo cả bên phải. Đó cũng là lý do suy tim trái phổ biến hơn suy tâm phải. suy tim trái lại được chia thành hai loại bao gồm:

- Suy tim tâm thu (tim co bóp): do tâm thất trái bị giãn ra, làm sức bóp của tim yếu đi, không co bóp được như bình thường và làm giảm mức độ đẩy máu đi lưu thông

- Suy tim tâm trương (tim giãn ra): xảy ra khi tâm thất trái bị dày lên hoặc cứng lại. Tim co bóp xong không thể giãn rộng để tiếp tục nhận máu để bơm cho chu kỳ tiếp theo.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ hoặc giai đoạn phát triển của bệnh, suy tim còn được phân thành 4 giai đoạn dựa theo mức độ khó thở:

- Suy tim độ 1: Người bệnh không gặp triệu chứng gì khi hoạt động thể chất. Ở giai đoạn này hầu hết các trường hợp suy tim không được phát hiện.

- Suy tim độ 2: Người bệnh thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng gắng sức có thể gây mệt mỏi, khó thở. Các triệu chứng ở suy tim độ 2 hay bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp nên nhiều người bệnh có thể bị mất cơ hội điều trị suy tim sớm.

- Suy tim độ 3: Người bệnh cảm giác dễ chịu lúc nghỉ, nhưng tập thể dục nhẹ cũng đã gặp triệu chứng. Mức độ khó thở diễn ra thường xuyên hơn và người bệnh thường bị đánh thức bởi những cơn ho khan và khó thở, đi tiểu về đêm. Suy tim độ 3 là giai đoạn bùng phát tất cả các triệu chứng của suy tim, bao gồm: Khó thở, mệt mỏi, ho, phù, tim nhanh, hồi hộp và xuất hiện đau ngực, nặng ngực nhiều hơn ở những người có bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi.

- Suy tim độ 4: Người bệnh gặp khó khăn trong  sinh hoạt thường ngày, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi người bệnh khó thở. Ở giai đoạn này chất lượng sống suy giảm trầm trọng, người bệnh dễ tử vong vì các biến chứng cấp tính của suy tim gây ra.

 Suy tim mạn tính khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi và khó khăn khi hoạt động

Suy tim mạn tính khiến người bệnh khó thở, mệt mỏi và khó khăn khi hoạt động

Nguyên nhân chính gây suy tim mạn tính  

Nguyên nhân gây suy tim mạn tính phần lớn xuất phát từ các khiếm khuyết hay tổn thương thực thể tại tim, nhưng cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý mạn tính khác bao gồm:  

- Tăng huyết áp: Trong bệnh tăng huyết áp, động mạch bị thu hẹp hoặc xơ cứng khiến tim phải co bóp với lực rất mạnh mới thắng được sức cản của thành mạch để đẩy máu đi nuôi cơ thể. Lâu dần sẽ khiến tâm thất trái dày lên, gây suy tim trái và cuối cùng là suy tim toàn bộ.

- Bệnh mạch vành: Tình trạng stress oxy hóa và dưa thừa  cholesterol là nguyên nhân chính gây xơ vữa, tắc hẹp mạch vành (mạch máu nuôi tim) làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim và khiến tim bị suy yếu.

- Bệnh van tim: Nếu van tim bị hẹp/hở hay hư hại, một phần lượng máu thay vì được bơm ra phía trước, lại quay ngược lại tim. Lúc này,  tim phải làm việc nhiều hơn mới bơm đủ máu theo nhu cầu oxy của cơ thể. Lâu ngày, tim sẽ bị suy yếu.

- Tổn thương cơ tim do lạm dụng rượu, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc hóa trị, chất cocain, di truyền khiến cơ tim bị tổn thương... Viêm cơ tim là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến suy tim trái.

- Khuyết tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch chủ hoặc dị dạng van tim, làm giảm sức bơm máu của tim, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Tình trạng này kéo dài, không được điều trị hay can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.

- Rối loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh hoặc quá chậm có thể gây thêm áp lực cho cơ tim. Hậu quả là tim suy tim nếu rối loạn nhịp tim không sớm được kiểm soát..

- Bệnh cơ tim phì đại: Thường là do đột biến gen gây ra khiến cho cơ tim bị dày lên bất thường và giảm khả năng giãn nở. Hậu quả của tình trạng này là suy tim hoặc gây ra cái chết trẻ cho nam giới trẻ dưới 35 tuổi.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và béo phì cũng là những nguyên nhân phổ biến gây suy tim mạn mà người bệnh cần chú ý.

Tất cả những yếu tố gây tổn thương tim đều có thể là nguyên nhân gây suy tim mạn

Tất cả những yếu tố gây tổn thương tim đều có thể là nguyên nhân gây suy tim mạn.

Các triệu chứng suy tim mạn tính điển hình

Trong giai đoạn đầu của suy tim mạn tính, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, khi suy tim tiến triển, các triệu chứng bắt đầu bộc lộ ngày một rõ ràng hơn, đặc biệt là khó thở khi gắng sức. Suy tim càng nặng thì mức độ khó thở, mệt mỏi càng tăng. Ngoài khó thở, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh như ở dưới đây:

Các triệu chứng suy tim sớm

- Khó thở xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp. Người bệnh có cảm giác như bị hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở.

- Mệt mỏi vô cớ: Nếu để ý, bệnh nhân sẽ nhận thấy những hoạt động thường ngày thực hiện một cách dễ dàng nhưng dần dần lại cảm thấy khó khăn và mau kiệt sức, nhất là vào cuối ngày.

- Đi tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm.

Dấu hiệu suy tim mạn tiến triển

Suy tim tiến triển nặng hơn, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng như:

- Người bệnh khó thở nhiều hơn, có khi chỉ bước lên vài bậc thềm hoặc tự tắm giặt cũng khó thở. Thậm chí có thể thấy khó thở cả khi ngồi nghỉ. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi xuất hiện cảm giác đột ngột khó thở dữ dội, khó khăn khi hít vào thở ra, phải ngồi dậy thở, thở nhanh, co kéo các cơ ở vùng cổ ngực, giống như đang chết đuối. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơn phù phổi cấp nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.

- Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân, có thể là ho khan, khó khạc đờm hay có bọt hồng. Tình trạng ho kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, có khi khàn tiếng, nhất là khi nằm, ngả lưng và bắt buộc phải ngồi dậy mới dễ chịu.

- Nhịp tim không đều

- Khò khè trong cổ họng 

- Phù mềm, trắng, ấn lõm và không đau xuất hiện về chiều, khi đứng lâu và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy. Ban đầu, phù sẽ xuất hiện ở 2 chi dưới, mắt cá chân khiến người bệnh cảm thấy giày, dép chật hơn bình thường. Sau đó, mức độ phù tăng lên, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.

Biểu hiện suy tim nghiêm trọng

- Đau tức vùng ngực sau đó lan ra khắp cơ thể

- Thở nhanh và nông

- Da tím tái, xanh xao do thiếu oxy trong phổi

- Ngất xỉu

Cơn đau ngực toả ra hai bên bả vai, cổ, hàm và cánh tay hai bên có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim trong bệnh suy tim. Nếu gặp triệu chứng này phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay

Triệu chứng suy tim ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Rất khó để nhận ra triệu chứng suy tim ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu con bạn có dị tật tim bẩm sinh, bạn cần để ý nếu bé hay quấy khóc, ăn uống kém, đổ quá nhiều mồ hôi, khó thở, chậm tăng cân, huyết áp thấp, tim đập nhanh kể cả khi bé đang ngủ thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng dễ bị lầm với các chứng bệnh về tiêu hóa hoặc nhiễm trùng hô hấp. Do vậy, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường.

Cách điều trị suy tim mạn tính hiệu quả

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ tổng thể và cấp độ suy tim của bạn, bác sĩ sẽ xem xét đưa ra cách điều trị bệnh suy tim tốt nhất như dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật, thay đổi lối sống... Mục tiêu là giảm triệu chứng, trì hoãn bệnh tiến triển và phòng ngừa các biến chứng suy tim như phù phổi cấp, suy gan, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rung nhĩ, ngừng tim…

Điều trị suy tim mạn tính tốt mang lại cho người bệnh chất lượng sống tốt

Điều trị suy tim mạn tính tốt mang lại cho người bệnh chất lượng sống tốt

Thuốc điều trị suy tim giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

Bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau cho bạn. Bao gồm cả thuốc kiểm soát nguyên nhân gây suy tim và thuốc làm giảm triệu chứng bệnh. Chẳng hạn như nitrat để giảm đau ngực, statin để giảm cholesterol hoặc thuốc chống đông máu để ngăn ngừa cục máu đông cùng với những thuốc ở dưới đây:

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (viết tắt là ACE) có tác dụng giúp mở rộng các mạch máu để cải thiện lưu lượng máu.

- Thuốc chẹn beta (ức chế beta) làm giảm huyết áp và chậm nhịp tim.

- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) giúp ngăn chặn tác dụng của angiotensin II – chất gây co mạch máu và tăng huyết áp. Nhờ đó mà mạch máu được mở rộng để hạ huyết áp và giúp tim bơm máu dễ dàng hơn.

- Thuốc lợi tiểu làm giảm bớt sự tích tụ dịch dư thừa trong cơ thể. Hiện nay nhóm lợi tiểu giữ kali gồm có Spironolactone và eplerenone được dùng phổ biến hơn vì loại này đã được chứng minh giúp người suy tim tâm thu nặng sống lâu hơn

- Thuốc điều trị suy tim mới tác động trên kênh If: giúp cho tim đập chậm hơn, nhờ đó mà giảm khối lượng công việc cho tim, giảm tỷ lệ nhập viện do suy tim.

Các thuốc và liều thường dùng trong điều trị suy tim mãn tính

Các thuốc và liều thường dùng trong điều trị suy tim mãn tính

Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được điều chỉnh liều thường xuyên, nhất là khi mới bắt đầu dùng thuốc mới hoặc khi bệnh xấu đi. Đó là lý do người bệnh suy tim cần phải khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi và tăng giảm liều thuốc hoặc bổ sung thêm thuốc nhằm kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng sống tốt nhất.

Có thể phải gặp bác sĩ nhiều lần để điều chỉnh thuốc điều trị suy tim

Có thể phải gặp bác sĩ nhiều lần để điều chỉnh thuốc điều trị suy tim

Can thiệp, phẫu thuật khi thuốc điều trị nội khoa đáp ứng kém

Trong một số trường hợp, phẫu thuật được đề nghị để giải quyết những vấn đề tiềm ẩn gây suy tim hoặc can thiệp cấy ghép thiết bị để hỗ trợ chức năng tim cho người bệnh, bao gồm:

- Khơi thông mạch vành: bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch hoặc đặt stent nếu mạch vành bị hẹp nghiêm trọng. Nó giúp mạch vành rộng mở và khôi phục lượng máu về nuôi cơ tim.

- Sửa chữa/thay thế van tim: áp dụng khi van tim bị lỗi là nguyên nhân gây suy tim.

- Cấy máy khử rung tim ICD: tương tự như máy tạo nhịp tim, cấy dưới da trong ngực và kết nối với tim, để giúp tim đập theo nhịp bình thường. Dùng khi tim bắt đầu đập theo nhịp nguy hiểm hoặc tim ngừng đập, tim đập quá chậm.

- Máy tạo nhịp tim CRT: máy gửi xung điện đều đặn xuống hai tâm thất để bơm máu hiệu quả.

- Thiết bị hỗ trợ tâm thất VAD: là một máy bơm cơ học giúp tâm thất bơm máu đi các phần khác của cơ thể. VAD được cấy vào bụng hoặc ngực của người bệnh.

- Ghép tim: dùng cho người suy tim nặng đến mức thuốc và những phẫu thuật kể trên không giúp ích cho họ nữa. Người bệnh phải thay thế trái tim đã quá yếu bằng tim hiến tặng khoẻ mạnh. Ghép tim giúp họ sống tiếp và chất lượng sống tốt hơn. Tuy nhiên, thường thì phải chờ đợi khá dài trước khi có được tim từ người hiến tặng phù hợp. Gần đây nhất, phương pháp ghép tim nhân tạo đã được thực hiện, mang lại hy vọng mới cho người bệnh suy tim.

Bổ sung giải pháp hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim  kết hợp với thuốc tây là cách bền vững nhất để tăng hiệu quả điều trị. 

Hiện nay, trong dòng thực phẩm chức năng cho người bệnh suy tim, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được kiểm chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả. Theo đó, người bệnh suy tim kết hợp thêm Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. 

Một số chia sẻ của những người bệnh suy tim nặng dưới đây về Ích Tâm Khang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm:

Ông Thắng (Đống Đa, Hà Nội) bị suy tim sau nhồi máu cơ tim

Bà Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) bị suy tim độ 3

Ông Hoành (Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị hẹp hở van tim, nhịp tim chậm

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả điều trị suy tim của Ích Tâm Khang

Chế độ dinh dưỡng tốt cho tim

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim sẽ góp phần giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn. Theo đó, bạn cần lưu ý:

- Ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo, đạm từ cá và thịt da cầm không có da.

- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách bỏ bớt muối trong khi nấu nướng, không dùng mắm chấm, hạn chế các thực phẩm nấu sẵn hay đóng hộp. 

- Hạn chế chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hóa giúp ngăn ngừa hình thành  mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu.

Chế độ ăn giúp ngăn chặn yếu tố nguy cơ của suy tim mạn tính

Chế độ ăn giúp ngăn chặn yếu tố nguy cơ của suy tim mạn tính

Xem thêm: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân suy tim mạn tính

Chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn cần lưu ý điều chỉnh một số vấn đề nhỏ để góp phần làm chậm tiến triển của suy tim và giúp người bệnh dễ chịu hơn:

- Tránh hoặc bỏ hút thuốc: chất nicotin của thuốc lá gây tàn phá mạch máu và làm tổn thương cơ tim

- Thực hiện bài tập thể dục cho người suy tim thường xuyên. 

- Theo dõi cân nặng của bạn: Khi bạn bị tăng cân đột ngột, khoảng 2-3 kg/ngày hoặc nhiều cân/tuần) chứng tỏ cơ thể bạn đang tích tụ của chất lỏng rất nhiều, không phải từ mỡ dư thừa. Hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

- Kiêng rượu, bia hoàn toàn.

- Kê cao đầu khi ngủ để dễ thở hơn. Nếu suy tim nặng, bạn nên ngủ với tư thế nửa nằm nửa ngồi

- Theo dõi lượng nước tiểu: Suy tim làm giảm lượng máu đến thận, giảm khả năng bài trừ nước tiểu ở thận, dẫn đến lượng nước tiểu ít. Trong trường hợp này người bệnh nếu thấy đi tiểu ít hơn hẳn thường ngày, hãy thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

- Đo huyết áp và cân nặng mỗi ngày, đi khám ngay nếu thấy tăng huyết áp hoặc tăng cân quá nhiều

- Tiêm phòng: nên ngừa cúm và viêm phổi

- Giảm căng thẳng  và dành thời gian cho người thân, bạn bè.

Suy tim mạn tính khó chữa khỏi triệt để, nhưng những phương pháp điều trị kể trên hoàn toàn có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ và có chất lượng cuộc sống tốt. Bạn nên lạc quan và tin tưởng vào điều trị để có kết quả tốt nhất.

Tham khảo: healthline, mayoclinic, ada.com, vnha

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh