Suy tim độ 3 có nguy hiểm không? 3 cách giúp ngừa biến chứng hiệu quả!

A- A+

Tìm hiểu “Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?” không chỉ giúp bạn hiểu rõ về bệnh mà còn nâng cao ý thức tuân thủ điều trị và chăm sóc sức khỏe hợp lý, từ đó có thể ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Trong 4 giai đoạn của suy tim, thì suy tim độ 3 là mức độ suy tim nặng, người bệnh ở mức độ này ngoài bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng khó thở, mệt mỏi triền miên, ho khi gắng sức, còn dễ gặp phải các biến chứng cấp tính nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần phải hiểu được mức độ nguy hiểm của các biến chứng, nắm được dấu hiệu cảnh báo sớm và cách để phòng ngừa.

Suy tim độ 3 nguy hiểm là nằm ở biến chứng

Nếu suy tim độ 3 không được kiểm soát tốt rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người bệnh, phổ biến nhất trong số đó bao gồm:

Biến chứng phổi

Những người bị suy tim, máu bị ứ ở phổi gây tắc nghẽn phổi, lâu dài sẽ kéo theo các biến chứng phổi, đặc biệt là viêm phổi và thuyên tắc phổi. Nếu tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp này không được điều trị tốt thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao đạt đến đỉnh điểm là cơn phù phổi cấp tính với các triệu chứng nghiêm trọng như: da nhợt nhạt, ho ra bọt hồng, đột ngột khó thở dữ dội, khó khăn khi hít vào thở ra giống như đang chết đuối…

Suy tim độ 3 dễ gây ho do biến chứng lên phổi

Suy tim độ 3 dễ gây ho do biến chứng lên phổi

Đột quỵ

Biến chứng này thường gặp ở những người bị suy tim. Các cục máu hình thành trong tim có thể đi đến não, làm tắc mạch máu não, khiến các mô não bị tổn thương và chết đi. Những cục máu đông này thường phát triển do suy tim rung nhĩ nhưng cũng có thể hình thành đơn giản là do tình trạng ứ trệ máu trong các buồng tim.

Suy nội tạng

Giảm hoạt động bơm máu của tim khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu nuôi dưỡng cần thiết, đặc biệt là các cơ quan nội tạng, kéo dài có thể dẫn đến suy gan, suy thận... Suy gan gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất cần thiết trong cơ thể, từ đó có thể khiến người bệnh bị  thiếu máu, kém ăn, suy dinh dưỡng… Suy thận làm giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể, hậu quả là cơ thể bị tích nước gây tăng huyết áp, phù nề.

Đột tử

Cái chết đột ngột là điều rất đáng lo ngại ở những người bị suy tim. Hầu hết các trường hợp tử vong đột ngột này là do rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất). Tuy nhiên, đột tử cũng có thể xảy ra ở những người bị suy tim nặng chỉ vì cơ tim bị suy yếu đột ngột ngừng phản ứng với tín hiệu điện của tim, các bác sĩ thường gọi hiện tượng này là sự phân ly điện cơ.

Tiên lượng sống của người bệnh suy tim độ 3

Không có đáp án chính xác cho câu hỏi “Suy tim độ 3 sống được bao lâu?” bởi tiên lượng sống của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau. Thống kê cho thấy, có ít hơn 50% người bệnh suy tim độ 3 sống được nhiều hơn 5 năm và khoảng 25% sống hơn 10 năm sau khi được chẩn đoán. Thời gian sống lâu hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguyên nhân gây suy tim, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị và những người trẻ tuổi được chẩn đoán suy tim thường có tiên lượng tốt hơn những người lớn tuổi. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng bởi việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh có thể sống khỏe, sống lâu như những người bình thường.

Chăm sóc đúng cách mới ngừa được biến chứng

Suy tim độ 3 có nguy hiểm hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chế độ chăm sóc cho người bệnh. Nếu được quan tâm chăm sóc đúng cách, người bệnh suy tim có thể giảm thiểu được nhiều nguy cơ biến chứng.

Nhắc người bệnh uống thuốc đủ liều, đúng giờ

Sau khi được chẩn đoán suy tim độ 3, người bệnh sẽ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, Thuốc chẹn kênh canxi , thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc trợ tim… Vì vậy, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các loại thuốc để uống đủ thuốc, đủ liều và đúng giờ. Lúc này, những người thân xung quanh sẽ có vai trò quan trọng, nhắc nhở bệnh nhân để tuân thủ tốt chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc là nền tảng trong điều trị suy tim

Sử dụng thuốc là nền tảng trong điều trị suy tim

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3

Một chế độ ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng bệnh là điều rất quan trọng. Bởi nếu tuân thủ ăn uống một cách khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao được sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một số gợi ý quan trọng của các chuyên gia:

- Thực hiện chế độ ăn nhạt: chỉ ăn từ 1 – 2 gam muối/ngày, không ăn các loại thức ăn đóng hộp, đồ tẩm ướp, đồ muối chua…

- Không ăn các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và chất béo dư thừa (đặc biệt là chất béo chuyển hóa) như mỡ và phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào...

- Tăng cường ăn nhiều thực phẩm có lợi cho tim như: rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt…

- Không hút thuốc lá. Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê. Không uống quá nhiều nước (nên giới hạn chỉ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày).

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp giảm gánh nặng cho tim. Để giảm cân thành công, bạn có thể cần lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng xem có nên cắt giảm carbohydrate, chất béo hoặc calo trong khẩu phần ăn hay không..

Nếu đã mắc suy tim người bệnh cần phải kiểm soát cân nặng của mình

Nếu đã mắc suy tim người bệnh cần phải kiểm soát cân nặng của mình

Bài tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Điều trị suy tim muốn hiệu quả ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, áp dụng chế độ ăn khoa học thì việc tập thể dục cũng có vai trò rất quan trọng. Người bệnh nên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 buổi/ tuần và lưu ý tránh luyện tập quá sức. Các bài tập đơn giản như đi bộ, nhún vai, xoay cổ, căng giãn tay chân, kéo giãn cơ hông… sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm ứ trệ tuần hoàn máu và cải thiện chức năng tim. Xem chi tiết các bài tập qua bài viết sau: 8 bài tập thể dục làm tăng hiệu quả điều trị suy tim

Giảm khó thở, mệt mỏi, đau tim bằng Đông y

Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Đông y cùng với thuốc điều trị có thể giúp người bệnh suy tim độ 3 cải thiện được các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đồng thời tăng phân suất tống máu, cải thiện chức năng tim và giảm tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim tiến triển. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam đã được chứng minh lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Quốc tế năm 2014. Thực tế có rất nhiều người bệnh suy tim giai đoạn nặng đã cải thiện sức khỏe đáng kể sau một thời gian áp dụng giải pháp này.

Bác Thịnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim độ 3 hiệu quả

Thay vì lo lắng “Suy tim độ 3 có nguy hiểm không?”, bạn hãy tuân thủ tốt chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với một lối sống khoa học, lành mạnh và sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để có thể giảm nhẹ được các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do suy tim gây ra.

Xem thêm: 

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim

Tài liệu tham khảo

https://www.livestrong.com/article/41471-stage-heart-failure-symptoms/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321538.php

https://www.healthline.com/health/chf-life-expectancy

https://www.verywellhealth.com/symptoms-and-complications-of-heart-failure-4161320