Suy tim cấp tính: Tất cả những điều người bệnh cần biết

A- A+

Suy tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm. Bệnh khởi phát đột ngột, trầm trọng mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu không xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ trong vài giờ. Bài viết “Suy tim cấp tính” hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này và biết cách phòng ngừa sớm.

Suy tim cấp tính là gì?

Suy tim cấp là tình trạng khởi phát đột ngột các triệu chứng của suy tim và cần phải can thiệp bằng cấp cứu khẩn cấp. Suy tim cấp có thể là phù phổi cấp hoặc sốc tim. Đây là một trong 2 dạng suy tim. Nhưng khác với suy tim mạn, suy tim cấp tính diễn ra mạnh mẽ hơn với các triệu chứng rõ ràng và tăng lên nhanh chóng. 

Bạn chỉ có một khoảng “thời gian vàng” nhất định là 13,3 giờ từ lúc xuất hiện triệu chứng suy tim cấp cho đến khi được cấp cứu trong bệnh viện. Nếu ngoài khoảng thời gian này, sự sống của bạn sẽ rất mong manh.

Một số thống kê bạn nên biết về suy tim cấp tính:

  • Suy tim cấp tính có tỷ lệ xuất hiện khoảng 15 - 28% sau khi người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp
  • Có khoảng hơn 1 triệu lượt nhập viện do suy tim cấp tính mỗi năm.
  • Tỷ lệ tử vong do suy tim cấp tính trong bệnh viện khoảng 4%, tất cả các trường hợp suy tim cấp khoảng 20%/năm.
  • Tỷ lệ tái nhập viện do suy tim cấp trong vòng 30 ngày sau khi điều trị ngày càng cao.
  • Các bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp thường trên 70 tuổi có tiền sử suy tim chiếm 40 - 52% từng hoặc đang có triệu chứng chức năng thất trái bảo tồn.
  • 80% trường hợp suy tim cấp nhập viện là suy tim cấp mất bù trên nền suy tim mạn (người bệnh bị suy tim mạn tính trước đó).

Suy tim cấp tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh nhanh chóng

Suy tim cấp tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh nhanh chóng

Những đối tượng có nguy cơ cao bị suy tim cấp

Suy tim cấp tính thường dễ xảy ra hơn ở những người đã có bệnh lý tim mạch sẵn như bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, người có nguy cơ bị mắc bệnh mạch vành, những bệnh nhân sau phẫu thuật và nằm bất động trong một thời gian dài (trường hợp này dễ bị suy tim thất phải cấp).

Ngoài ra, một số đối tượng khác có nguy cơ bị mắc suy tim cấp tính cao hơn như:

Nguyên nhân gây suy tim cấp tính

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể làm tim suy yếu hoặc gây tổn hại tim theo thời gian. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân thường gặp

  • Bệnh động mạch vành: thiếu máu, tổn thương hoặc NMCT
  • Biến chứng của NMCT cấp: thủng vách liên thất, hở hai lá cấp, vỡ thất trái .
  • Rối loạn nhịp: block nhĩ thất hoặc rối loạn nhịp nhanh.
  • Ép tim.
  • Thuyên tắc động mạnh phổi cấp.
  • Tổn thương van tim: rách van, đứt cơ trụ, bóc tách động mạch chủ, rối loạn chức năng van nhân tạo.
  • Suy thận cấp, suy thận mạn trên BN có sẵn bệnh tim.

Riêng trường hợp suy tim cấp ở trẻ em, nguyên nhân thường do bệnh lý tim bẩm sinh, cơ tim giãn, cơ tim phì đại, viêm cơ tim.

Yếu tố thúc đẩy suy tim cấp

  • Yếu tố đến từ các bệnh lý tim mạch: Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim chậm nặng, thuyên tắc phổi cấp, bóc tách động mạch chủ, hội chứng mạch vành cấp, bệnh cơ tim chu sinh, cơn tăng huyết áp cấp cứu...
  • Yếu tố đến từ các bệnh lý khác: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu, suy thận, các bệnh lý chuyển hóa như nhược giáp, cường giáp, suy thượng thận, nhiễm ceton do tiểu đường...
  • Không tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc kháng viêm không steroid, corticoid, tương tác thuốc.
  • Nghiện rượu và các chất gây nghiện.

Nghiện rượu là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy tim cấp tính

Nghiện rượu là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy tim cấp tính

Triệu chứng suy tim cấp tính

Tùy thuộc vào nguyên nhân suy tim cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

* Triệu chứng do tim bị quá tải thể tích:

  • Khó thở khi gắng sức và thường kịch phát về đêm ngay cả khi nằm hoặc lúc nghỉ ngơi.
  • Ho, khò khè, ho ra đờm có màu hồng.
  • Thường thấy khó chịu ở bàn chân hoặc cả vùng chân, bụng, đầy bụng. Chướng bụng, đau/tức bụng chủ yếu ở khu vực 1/4 bụng phía trên bên phải.
  • Chán ăn hoặc bị tăng cân bất thường.

* Triệu chứng do bị giảm tưới máu tới mô:

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, choáng váng.
  • Gần ngất hoặc có khi bị ngất hẳn.
  • Bị rối loạn tri giác (khả năng nhận thức, xử lý thông tin của các cơ quan), rối loạn giấc ngủ (thường buồn ngủ vào ban ngày), hay quên, lú lẫn và mất tập trung.
  • Chân tay thường bị lạnh, da tái.
  • Tụt huyết áp dưới 90 mmHg.

Chỉ cần một phút lơ là mất cảnh giác, suy tim cấp có thể lấy đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng đợi cho đến khi bệnh ghé thăm mà hãy chủ động phòng tránh bằng cách sử thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim có kiểm chứng tại bệnh viện như TPCN Ích Tâm Khang. Để tìm hiểu thêm về giải pháp này hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0983.103.844.

hotline

Chẩn đoán suy tim cấp tính

Để chẩn đoán chính xác suy tim cấp, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm, kỹ thuật dưới đây:

Điều trị suy tim cấp tính

Điều trị suy tim cấp tính sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu xử lý tức thì sẽ hướng tới mục tiêu giảm triệu chứng, khôi phục chức năng hô hấp, cải thiện huyết động và xác định nguyên nhân gây bệnh. 

Tiếp theo, dựa trên nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ quyết định người bệnh có cần thở máy không xâm lấn, lọc máu, can thiệp mạch vành qua da, ghép tim ngay trong thời gian nằm viện hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ tối ưu hóa lại phác đồ điều trị mà bệnh nhân đang áp dụng để giảm nguy cơ suy tim cấp tái phát khi ra viện.

Xử lý ban đầu

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, phác đồ xử trí ban đầu sẽ phụ thuộc vào việc người bệnh bị suy tim cấp ở dạng sốc tim hay phù phổi cấp. Hướng dẫn cụ thể như sau:

Xử trí sốc tim

Xử trí phù phổi cấp

  • Thở Oxy mũi 6 lít/phút.
  • Đặt nội khí quản và thở máy nếu cần.
  • Sử dụng thêm Dopamine hoặc Dopamin + Noradrenalin nếu huyết áp tâm thu huyết áp tâm thu thấp ≤ 70 mmHg dù đã bù dịch.
  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng phương pháp cơ học.
  • Tái thông mạch vành (mổ bắc cầu, nong và đặt Stent mạch vành) nếu sốc tim do NMCT không đáp ứng với những biện pháp điều trị trên.
  • Thở Oxy mũi 6 lít/phút.
  • Sử dụng Nitroglycerin, lợi tiểu Furosemid và Morphine Sulfate.
  • Đặt nội khí quản và thở máy nếu giảm Oxy máu nặng không đáp ứng điều trị và có toan hô hấp.
  • Truyền thuốc vận mạch như Dobutamin, Dopamin khi huyết động không ổn định.
  • Thông khí xâm nhập và không xâm nhập.
  • Hỗ trợ tuần hoàn bằng phương pháp cơ học.
  • Siêu lọc máu.

Điều trị dài hạn

Mục tiêu là giảm nguy cơ người bệnh phải cơ tái nhập viện vì suy tim tiến triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị dài hạn bao gồm:

Cách phòng ngừa suy tim cấp tính

Chìa khóa để ngăn ngừa nguy cơ suy tim cấp là duy trì lối sống lành mạnh (bỏ thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia, giảm căng thẳng…), ăn giảm muối, giảm chất béo, cholesterol, tập thể dục nhiều hơn và bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát suy tim từ sớm.

Một trong những giải pháp hỗ trợ kiểm soát suy tim từ thảo dược đã được Viện 108 kiểm chứng mà bạn có thể tham khảo là TPCN Ích Tâm Khang. Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy, nhóm bệnh nhân suy tim sử dụng thêm Ích Tâm Khang có:

  • Triệu chứng khó thở, ho khan, đau ngực, mệt mỏi cải thiện rõ ràng hơn.
  • Chỉ số phân suất tống máu tăng trong khi huyết áp và mỡ máu giảm.
  • Tần suất nhập viện giảm.
  • Một số bệnh nhân từ suy tim độ 3 về độ 2.

Sau đây là tâm sự của một trong những bệnh nhân suy tim như thế đã tìm lại được trái tim khỏe mạnh nhờ giải pháp này:

Còn rất nhiều những người bệnh suy tim khác cũng đã phục hồi sức khỏe với Ích Tâm Khang. Bạn có thể xem chia sẻ của họ trong bài viết: Chia sẻ của nhiều người suy tim đã điều trị bệnh hiệu quả

Suy tim cấp tính cực kỳ nguy hiểm. Nếu bạn có nguy cơ cao gặp tình trạng này, hãy chủ động phòng ngừa sớm bằng các lời khuyên kể trên. Hoặc bạn có thể gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được chuyên gia giải đáp mọi băn khoăn về suy tim cấp.

hotline

Tham khảo: Viện Tim Hồ Chí Minh, Hội tim mạch học Việt Nam

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.