Cao huyết áp ở người trẻ: nguyên nhân và cách điều trị

A- A+

Cao huyết áp thường được biết đến là căn bệnh của người cao tuổi. Thế nhưng hiện nay số người trẻ bị huyết áp cao đang tăng lên. Vậy nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ là gì? Nếu vô tình mắc phải, người trẻ cần điều trị căn bệnh này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Phát hiện sớm bệnh cao huyết áp ở người trẻ là điều rất quan trọng

Phát hiện sớm bệnh cao huyết áp ở người trẻ là điều rất quan trọng

Thống kê cho thấy, khoảng 5 - 12% người trẻ hiện nay bị cao huyết áp. Trước đây huyết áp cao thường xuất hiện ở người trên 35 tuổi. Tuy nhiên hiện nay số lượng thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị huyết áp cao đang cao hơn. Một nghiên cứu của CDC Mỹ cho thấy, cứ 10 thanh thiếu niên từ 12 - 19 tuổi sẽ có 1 người mắc chứng huyết áp cao.

Huyết áp cao ở người trẻ sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu và nhiều bệnh lý tim mạch khác. Những người bị huyết áp cao từ nhỏ khi trưởng thành sẽ có nguy cơ đau tim đột quỵ cao hơn. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm tăng huyết áp ở người trẻ là rất cần thiết nhằm giảm rủi ro về sức khỏe và tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch trong tương lai.

Nguyên nhân huyết áp cao ở người trẻ

Khác với tăng huyết áp ở người cao tuổi, chỉ có 10% trường hợp tìm ra nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát), con số này ở người trẻ cao hơn. Nguyên nhân khiến người trẻ bị huyết áp có thể là do bệnh thận và bệnh tim, do sử dụng corticosteroid hoặc thuốc tránh thai, ma túy, rối loạn nội tiết tố, cường giáp và tiểu đường, do chứng ngưng thở khi ngủ. 

Ngoài ra những yếu tố như thường xuyên sử dụng rượu bia, căng thẳng, sử dụng thuốc lá, chất kích thích, ăn uống mặn, sử dụng đồ ăn nhanh thường xuyên, béo phì cũng khiến tình trạng cao huyết áp ở người trẻ ngày càng gia tăng.

Ai trong số những người trẻ dễ bị bệnh cao huyết áp?

Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi thường tăng lên nếu như có những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Béo phì và thừa cân
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh
  • Ít vận động, không tập thể dục
  • Hút thuốc lá, dùng rượu bia nhiều
  • Chế độ ăn nhiều chất béo xấu như mỡ và nội tạng động vật; nhiều muối
  • Căng thẳng tinh thần kéo dài.
  • Có mẹ hút thuốc khi mang thai.
  • Là con trai.

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây cao huyết áp ở người trẻ

Béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây cao huyết áp ở người trẻ

Triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ là gì?

Huyết áp cao ở người trẻ thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Đây là lý do tại sao nó thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Đa phần người bệnh chỉ vô tình được chẩn đoán khi đi khám định kỳ hoặc thăm khám các bệnh khác.

Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi huyết áp tăng rất cao (cơn tăng huyết áp cấp cứu). Khi này, bệnh nhân sẽ bị đau đầu, chóng mặt, nôn, chảy máu cam, co giật, nôn mửa, đau ngực, tim đập nhanh, trống ngực, khó thở và cần phải được đưa ngay đến bệnh viện gần nhất.

Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy, những người bị cao huyết áp sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang sẽ có chỉ số huyết áp giảm tốt hơn, bớt mệt mỏi, đau ngực, khó thở, hồi hộp, trống ngực và ít nguy cơ bị suy tim. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

Làm thế nào để chẩn đoán huyết áp cao ở người trẻ?

Người trẻ vẫn cần đo huyết áp ở phòng khám để chẩn đoán cao huyết áp như người lớn. Tuy nhiên chỉ số chẩn đoán có thể thay đổi tùy theo độ tuổi. Ví dụ:

  • Với trẻ em dưới 13 tuổi, huyết áp cao được định nghĩa là huyết áp ở phân vị thứ 90 hoặc cao hơn tương ứng với độ tuổi, chiều cao và giới tính. Bệnh tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp ở phân vị thứ 95 trở lên. 
  • Với thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên, huyết áp cao được định nghĩa là huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Bệnh tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp từ 130/80 mmHg trở lên.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhưđiện tâm đồ (ECG), siêu âm tim, xét nghiệm máu/nước tiểu.

Để chẩn đoán cao huyết áp, người trẻ cần đến các phòng khám, bệnh viện

Để chẩn đoán cao huyết áp, người trẻ cần đến các phòng khám, bệnh viện

Huyết áp cao ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?

Giống như ở người cao tuổi, huyết áp cao ở người trẻ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến sức khỏe, bao gồm:

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Đột quỵ

Để tránh những rủi ro này, các chuyên gia khuyến cáo người trẻ bị tăng huyết áp cần điều trị sớm, không được chủ quan rằng mình còn trẻ, còn sức khỏe mà lơ là.

Người trẻ cần làm gì để giữ huyết áp ở ngưỡng mục tiêu?

Với những người dưới 50 tuổi, việc kiểm soát huyết áp dễ hơn là người cao tuổi vì cơ thể còn khỏe mạnh và mạch máu có sự linh hoạt tốt. Tùy theo mức độ huyết áp bị tăng mà có những phương án điều trị khác nhau. 

Với trường hợp huyết áp chỉ tăng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu thay đổi lối sống trước sau đó mới cân nhắc dùng thuốc. Nhưng nếu huyết áp của bạn cao, đặc biệt kèm thêm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ khác, bác sĩ sẽ kết hợp thay đổi lối sống + thuốc ngay từ khi chẩn đoán.

Thay đổi lối sống

Năm 2017, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn điều chỉnh lối sống cho người trẻ bị cao huyết áp. Cụ thể như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn chỉ cần đi bộ 30 phút vào 3 – 4 ngày trong tuần là đã giảm được huyết áp xuống 4mmHg. Hầu hết mọi người đều thấy huyết áp sẽ cải thiện trong vòng 2 – 3 tuần đầu tiên tập luyện.
  • Cắt giảm rượu và chất kích thích: Các đồ uống này có lợi cho huyết áp và sức khỏe tim mạch nói chung.
  • Giảm cân: Nếu bị thừa cân, bạn cần thực hiện các biện pháp giảm cân ngay. Theo ước tính, cứ 10kg mất đi bạn có thể giảm được 5 - 20 đơn vị huyết áp tâm thu.
  • Thư giãn bằng thiền, yoga và tập thở: Đã có thử nghiệm cho thấy các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền... có thể hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp. Bạn nên thực hiện chúng ngay khi phát hiện bệnh để có hiệu quả tốt hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Chỉ có giấc ngủ tốt đơn thuần không thể điều trị tăng huyết áp nhưng nếu bạn bị thiếu ngủ, huyết áp của bạn sẽ tăng vọt ngay lập tức.

Người trẻ bị cao huyết áp cần có lối sống khoa học hơn

Người trẻ bị cao huyết áp cần có lối sống khoa học hơn

Ăn uống lành mạnh

Quản lý việc ăn uống là cách hiệu quả trong cả ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao. Người trẻ bị cao huyết áp nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên vỏ, đậu, cá, dầu thực vật, hạn chế những chất béo từ động vật và tránh thịt được chế biến sẵn.

Đặc biệt, nên ăn nhạt bởi mỗi 3g muối giảm mỗi ngày có thể làm giảm 5,6mmHg chỉ số huyết áp. Mỗi người bị cao huyết áp không nên ăn quá 2,300mg muối mỗi ngày, sau đó cố gắng giảm dần lượng này xuống dưới 1,500mg.

Dùng thuốc theo chỉ định

Thuốc chữa tăng huyết áp phổ biến nhất gồm có: ức chế men chuyển angiotensin, chẹn kênh canxi, lợi tiểu thiazide, chẹn kênh beta, ức chế renin. Lựa chọn loại thuốc nào hay kết hợp thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Bạn nên cố gắng tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu được kê đơn.

Bổ sung thảo dược hỗ trợ

Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng là một giải pháp giúp kiểm soát huyết áp cao ở người trẻ hiệu quả. Mặc dù không thể thay thế vai trò thuốc điều trị của bác sĩ, nhưng chính sự phối hợp này đã giúp rất nhiều người bệnh huyết áp cao lấy lại sức khỏe và có thể sinh hoạt bình thường. 

Trong số đó các sản phẩm hỗ trợ cho người tăng huyết áp, bệnh tim mạch hiện nay, điển hình phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang - một sản phẩm đã được kiểm chứng tại Viện 108. Nghiên cứu cho thấy, Ích Tâm Khang giúp đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực, hồi hộp, trống ngực do bệnh tim mạch và ngăn ngừa biến chứng suy tim do tăng huyết áp.

Ích Tâm Khang đã được Bộ Y Tế cấp phép và được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Chuyên gia đánh giá về hiệu quả của Ích Tâm Khang

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về Ích Tâm Khang thông qua chia sẻ của người bệnh đã từng sử dụng hoặc các dược sĩ nhà thuốc trong bài viết: Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng cao huyết áp ở người trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như dự đoán được tình trạng huyết áp của mình, đưa ra những giải pháp phù hợp để ổn định huyết áp hiệu quả.

Tham khảo: webmd.com, urmc.rochester.edu, aafp.org, kidshealth.org, mayoclinic.org