Thiếu máu cơ tim uống thuốc gì? Các lưu ý cần nắm rõ để tránh rủi ro

A- A+

Thiếu máu cơ tim uống thuốc gì để giảm bệnh và ngăn biến chứng là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là những loại thuốc thường dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim, và những lưu ý quan trọng để giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh được các tác dụng bất lợi khi dùng thuốc dài ngày.

Thiếu máu cơ tim nên uống thuốc gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim xảy ra khi các động mạch vành bị thu hẹp, không thể mang đủ máu và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng xơ vữa mạch vành. Dùng thuốc điều trị được xem là chỉ định đầu tiên trong hầu hết các trường hợp tắc nghẽn động mạch vành dưới 70%, mảng xơ vữa cứng, ít nguy cơ nứt vỡ và chưa làm giảm đáng kể lưu lượng máu. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng sử dụng thuốc điều trị phù hợp có thể giúp ngăn được tiến triển của bệnh, kiểm soát triệu chứng và phòng biến chứng.

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim có tác dụng chống xơ vữa mạch vành, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim và tăng tuần hoàn mạch vành để tăng cường lưu thông máu tới tim. Tùy thuộc vào từng mức độ và triệu chứng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể kê đơn một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc sau:

Nhóm thuốc chống đông điều trị thiếu máu cơ tim

Sự tích tụ của các mảng xơ vữa ở trong động mạch vành tạo điều kiện hình thành nên các cục máu đông. Chúng có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu tới tim và gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó việc sử dụng các thuốc chống đông là cần thiết để phòng tránh các rủi ro này.

Các thuốc chống đông giúp ngăn ngừa huyết khối – thủ phạm gây nhồi máu cơ tim ở người bệnh thiếu máu cơ tim

Các thuốc chống đông giúp ngăn ngừa huyết khối – thủ phạm gây nhồi máu cơ tim ở người bệnh thiếu máu cơ tim

Các thuốc chống đông có thể hoạt động theo cơ chế chống kết tập tiểu cầu như Plavix (clopidogrel bisulfate), Ticlid (ticlopidine), Effient (prasugrel), Reopro (abciximab), Integrilin (eptifibatide), Aspirin; làm hạn chế các yếu tố đông máu như Heparin hay thuốc kháng vitamin K như Coumadin (warfarin).

Tác dụng phụ phổ biến nhất của các thuốc chống đông là làm tăng nguy cơ chảy máu do đó những trường hợp có xuất huyết hay rối loạn đông máu không được dùng.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi và giám sát nghiêm ngặt chỉ số INR (chỉ số đông máu), để có sự hiệu chỉnh liều phù hợp. Bởi nếu chỉ số này vượt ngoài khoảng điều trị sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết, còn nếu ở dưới ngưỡng điều trị có thể gây huyết khối.

Đối với những bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K thì trong chế độ ăn uống cần hạn chế các loại thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau cải (cải xanh, cải bó xôi, súp lơ…) vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ đông máu.

Xem thêm 8 loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn

Nhóm thuốc mỡ máu điều trị thiếu máu cơ tim

Nồng độ cholesterol cao trong máu được biết đến là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch vành. Nếu bạn có mức cholesterol máu cao và việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện khoa học không thể giúp đưa mức cholesterol máu trở về bình thường, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị để làm giảm mỡ máu. Có 4 nhóm thuốc hạ mỡ máu thường được dùng hiện nay là nhóm statin, niacin, fibrate và nhóm resin gắn acid mật, trong đó nhóm statin bao gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Pravachol), rosuvastatin (Crestor), simvastatin (Zocor) được sử dụng phổ biến nhất.

Các thuốc hạ mỡ máu tương đối an toàn, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng dài ngày, trong đó nổi bật nhất là độc với gan. Do đó, nếu bạn đang mắc các bệnh suy giảm chức năng gan thì không nên sử dụng nhóm thuốc này. Trong quá trình dùng thuốc hạ mỡ máu, cần theo dõi chức năng gan định kỳ bằng cách xét nghiệm chỉ số men gan trong máu.

Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin được sử dụng phổ biến trong điều trị thiếu máu cơ tim

Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin được sử dụng phổ biến trong điều trị thiếu máu cơ tim

Nhóm thuốc phòng ngừa cơn đau thắt ngực trong điều trị thiếu máu cơ tim

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Khi các động mạch vành bị thu hẹp, cơ tim không được nhận đủ lượng máu và oxy mà nó cần sẽ gây đau thắt ngực. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc giãn mạch để giúp làm giảm đau. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Nitroglycerin, trong quá trình dùng thuốc bạn cần có một số lưu ý sau:

  • - Ngồi xuống trước khi sử dụng thuốc, tránh nguy cơ bị tụt huyết áp.
  • - Nếu bạn dùng thuốc dạng viên giải phóng kéo dài, khi uống cần nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai hoặc làm vỡ viên, đồng thời nên dùng thuốc tại một thời điểm cố định hàng ngày.
  • - Dùng nitroglycerin dài ngày hiện tượng nhờn thuốc, vì vậy nếu bạn nhận thấy hiệu quả của thuốc giảm dần, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều phù hợp.

Một số nhóm thuốc khác cũng thường được sử dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim đó là: thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin), metoprolol (Toprol), propranolol (Inderide)…; thuốc chẹn kênh canxi như nifedipine (Adalat, Procardia), amlodipin (Norvasc), diltiazem (Cardizem)…; thuốc ức chế men chuyển như benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalarpril (Vasotec)… Những nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, nhờ đó giúp phòng ngừa cơn đau thắt ngực và giảm được rủi ro nhồi máu cơ tim.

Sản phẩm hỗ trợ trong điều trị thiếu máu cơ tim để nâng cao hiệu quả điều trị

Thuốc Tây y là nền tảng trong điều trị, để kiểm soát bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả, tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có đáp ứng tốt khi sử dụng. Rất nhiều người bệnh mặc dù đã sử dụng thuốc đều đặn nhưng vẫn gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi triền miền làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Trong những trường hợp này việc kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ Đông y được xem là giải pháp cứu cánh cho người bệnh, giúp họ đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn và hồi phục sức khỏe.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim, nhưng chỉ có một số ít sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng, đại diện trong số đó là Tpbvsk Ích Tâm Khang đã có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu của Canada. Các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Ích Tâm Khang đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch bằng cách giảm cholesterol máu và chống viêm mạnh. Đồng thời, chúng còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giãn động mạch vành, nhờ đó giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, hồi hộp… và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim đầu tiên tại Việt Nam được công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế

Sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim đầu tiên tại Việt Nam được công bố kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế

Với giải pháp hỗ trợ từ Tpcn Ích Tâm Khang, nhiều người bệnh thiếu máu cơ tim đã giảm được mức độ hẹp mạch vành và cải thiện đáng kể tình trạng đau thắt ngực, như chia sẻ của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội dưới đây:

Xem thêm chia sẻ của nhiều người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim đã sử dụng Ích Tâm Khang hiệu quả TẠI ĐÂY

Việc thiếu máu cơ tim uống thuốc gì có thể khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng thuốc ở mỗi người. Vì vậy bạn cần khám bệnh định kỳ và tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đạt được kết quả điều trị tối ưu.

Nguồn tham khảo:

https://www.rxlist.com/coronary_heart_disease_medications/drugs-condition.htm
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-disease/drugs
https://www.webmd.com/heart-disease/tc/coronary-artery-disease-medications