Nhận diện các triệu chứng suy tim phải điển hình để điều trị kịp thời

A- A+

Triệu chứng suy tim phải thường diễn biến âm thầm, nên rất ít người phát hiện ra  từ giai đoạn này. Chỉ đến khi chuyển sang suy tim toàn bộ, các triệu chứng xuất hiện rầm rộ, người bệnh đi khám mới biết được bệnh.

Thất phải giãn là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng khả năng co bóp của tim dẫn tới suy tim phải

Thất phải giãn là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng khả năng co bóp của tim dẫn tới suy tim phải

Suy tim phải diễn ra khi tâm thất phải bị suy giảm chức năng co bóp, gây cản trở quá trình lưu thông của máu từ tâm thất phải đến phổi. Lúc này, trái tim cũng không thể chứa đầy máu và máu chảy ngược lại vào tĩnh mạch. 

Các triệu chứng suy tim phải thường gặp

Dấu hiệu của suy tim phải có thể khác nhau đôi chút giữa những người bệnh, từ nặng đến nhẹ. Nhưng phần lớn mọi người sẽ có triệu chứng suy tim phải điển hình như:

- Khó thở thường xuyên, thở khó nhọc, khò khè, hụt hơi khi tập thể dục nhẹ hoặc nằm ngủ

- Ho khan về đêm

- Đau tức vùng gan, do máu bị ứ lại ở gan.

- Mệt mỏi

- Sưng phù ở mắt cá chân, chân, bàn chân và/hoặc bụng, chân tay tím tái

- Mắc tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm do sự tích tụ chất lỏng.

- Chán ăn, chướng bụng và buồn nôn.

- Tăng cân đột ngột vì giữ nước.

- Tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực.

- Tĩnh mạch cổ nổi to

- Niêm mạc môi, lưỡi và da bị tím do máu bị ứ tại tĩnh mạch và lượng hemoglobin không gắn oxy tăng lên

Khi bị suy tim độ 1, suy tim độ 2, các triệu chứng mờ nhạt và tương đối khó phát hiện. Nhưng đến các giai đoạn sau các triệu chứng ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng sống của người bệnh.

Khó thở là triệu chứng điển hình nhất của suy tim phải

Khó thở là triệu chứng suy tim phải điển hình nhất

Sự khác nhau giữa triệu chứng suy tim trái và suy tim phải là gì?

Tâm thất trái bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể, còn tâm thất phải làm nhiệm vụ đẩy máu nghèo oxy về phổi qua động mạch phổi.Bởi vậy, nguyên nhân gây suy tim phải thường do có áp lực cao trong động mạch phổi khiến việc bơm máu trở nên khó khăn.

Triệu chứng lâm sàng của suy tim phải và trái đều là khó thở, mệt mỏi, ho, phù.. Nhưng thông thường cơn khó thở trong suy tim phải diễn ra thường xuyên, từ từ trở nặng. Còn người bệnh suy tim trái hay có thêm cơn khó thở kịch phát, dữ dội trong phù phổi cấp hoặc cơn hen tim.

Ngoài ra, khi người bệnh suy tim phải bị phù, ứ dịch tại gan sẽ có biểu hiện đau hạ sườn phải. Da một số người tím tái, dễ thấy nhất ở móng tay, môi, đôi khi là toàn thân.

Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo hướng dẫn của ThS.Bs. Nguyễn Đình Hiến (Trưởng khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Xanh pôn) về biểu hiện suy tim phải điển hình và cách phân biệt với biểu hiện suy tim trái trong video dưới đây:

Những dấu hiệu của suy tim phải không nên bỏ qua - BS Nguyễn Đình Hiến tư vấn

Dấu hiệu cảnh báo suy tim phải trở nặng

Biểu hiện của suy tim phải có thể nặng nhẹ tùy theo mức độ hoạt động thể chất và sự thay đổi về tuân thủ điều trị. Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

- Khó thở, mệt mỏi nặng dần hoặc xuất hiện nghiêm trọng và đột ngột. Khó khăn khi thực hiện các hoạt động mà vừa mới trước đây vẫn có thể làm được.

- Phù nghiêm trọng hơn.

- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau ngực.

- Cơ thể suy nhược nặng.

- Hay ngất xỉu, choáng váng

- Rối loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh nhưng không đều.

- Ho ra chất nhầy sủi bọt hoặc có đờm màu hồng.

Người bệnh suy tim phải cần làm gì để giảm nhẹ triệu chứng?

Mặc dù ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh nhưng hoàn toàn có thể đảo ngược triệu chứng và phòng ngừa biến chứng suy tim phải bằng cách kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Tuân thủ phác đồ điều trị suy tim

Tùy giai đoạn bệnh, nguyên nhân mắc suy tim phải mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Các thuốc điều trị suy tim được kê đơn thường xuyên là:

- Thuốc lợi tiểu: giúp đào thải dịch thừa ra khỏi cơ thể

- Thuốc hạ huyết áp: giúp kiểm soát huyết áp

- Thuốc giãn mạch: làm giảm gánh nặng cho tim, cải thiện các triệu chứng suy tim phải

- Thuốc trợ tim: Tăng khả năng co bóp của tim, làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim

- Thuốc chống huyết khối: Dự phòng huyết khối, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Đa phần người bệnh suy tim phải phải kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng thuốc đủ loại, đủ liều, đúng thời gian. Nếu hay quên, người bệnh có thể nhờ người thân nhắc nhở hoặc tạo ghi chú.

Bệnh suy tim nguy hiểm khi tiến triển đến giai đoạn cuối, phải can thiệp ngoại khoa. Trong trường hợp phải phẫu thuật, đừng quá lo lắng mà nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có những bước chuẩn bị tốt nhất.

Can thiệp được thực hiện có thểnong mạch vành/đặt stent, sửa chữa/thay thế van tim, cấy máy tạo nhịp tim hoặc mổ thay tim cho người suy tim độ 4. Tuy nhiên, phẫu thuật thay thế trái tim chỉ thực hiện được khi tìm được tim của người hiến tặng phù hợp và người bệnh phải sử dụng thuốc chống thải ghép đến suốt đời.

Thuốc là một trong những chỉ định phổ biến điều trị suy tim phải

Thuốc là một trong những chỉ định phổ biến điều trị suy tim phải

Thay đổi chế độ ăn, tập luyện

Mặc dù không giúp bệnh suy tim phải được chữa khỏi hoàn toàn nhưng chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim và rèn luyện thể lực thường xuyên sẽ không làm bệnh xấu đi, thậm chí trì hoãn một phần tiến triển.

Người bệnh nên lưu ý:

- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như thịt động vật có màu đỏ, mỡ, da, nội tạng. Thay vào đó là sử dụng nguồn chất béo từ thực vật gồm dầu oliu, dầu hướng dương, óc chó, hạt lanh… nhưng với số lượng ít.

- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây sạch trong thực đơn hằng ngày nhằm cung cấp nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể.

- Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.

- Chỉ uống nước khi thực sự khát, có thể nhai kẹo cao su, ngậm đá viên hoặc trái cây đông lạnh để giảm bớt cơn khát.

- Ăn nhạt, giảm tối đa lượng muối trong khi nấu ăn và tránh thực phẩm đóng hộp.

- Tránh căng thẳng quá mức, ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm và dành 20 – 40 phút buổi trưa để nghỉ ngơi.

- Tập thể dục 30 – 60 phút hằng ngày với bài tập yêu thích hoặc tùy theo khả năng vận động của mỗi người. Hoạt động này giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm thiểu gánh nặng cho tim.

Người bệnh suy tim nên duy trì đi bộ từ 30 - 60 phút

Người bệnh suy tim phải nên duy trì đi bộ từ 30 - 60 phút

Xem thêm: 8 bài tập thể dục làm tăng hiệu quả điều trị suy tim

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Đây là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo. Nhờ những sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim, người bệnh suy tim phải có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Sản phẩm đầu tiên trên thị trường phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang. Cho tới thời điểm hiện tại, Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản đánh giá hiệu quả với người bệnh suy tim. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. 

Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada năm 2014. Đây chính là bước khẳng định chắc chắn nhất về chất lượng của sản phẩm Ích Tâm Khang.

Không chỉ vậy, Ích Tâm Khang còn nhận được những phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện do suy tim. Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh suy tim nặng sau khi sử dụng Ích Tâm Khang:

Ông Nịnh ( Thái Bình) chiến thắng tử thần dù mắc bệnh suy tim độ 3 nặng

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim của nhiều người bệnh khác

Triệu chứng suy tim phải không khó để nhận biết. Vì vậy, hãy để ý đến sức khỏe của bản thân nhiều hơn ngay từ những điều nhỏ nhất và thăm khám định kỳ để nâng cao cơ hội điều trị hiệu quả.

Link tham khảo: baptisthealth  webmd verywellhealth