Điều trị sau đặt stent mạch vành, chỉ dùng thuốc thôi chưa đủ!

A- A+

Tái tắc hẹp mạch vành và nguy cơ huyết khối là những thách thức lớn sau can thiệp đặt stent. Chính vì thế, phác đồ điều trị sau đặt stent mạch vành đòi hỏi phải toàn diện hơn. Không chỉ là dùng thuốc, người bệnh còn cần kết hợp với kiểm soát stress, chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.

Sau đặt stent, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp các giải pháp bổ trợ.

Sau đặt stent, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp các giải pháp bổ trợ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sau đặt stent mạch vành

Sử dụng thuốc là giải pháp nền tảng trong mọi phác đồ điều trị sau đặt stent mạch vành. Tuy nhiên, loại và liều lượng thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào thể trạng của từng người, hay loại stent mà người bệnh đặt. Ví dụ như với stent thường, nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn, nên cần phải sử dụng thuốc chống đông máu với liều lượng, tác dụng cao hơn stent phủ thuốc hay stent tự tiêu

Sau đây là một số loại thuốc uống sau khi đặt stent thường dùng:

- Thuốc chẹn beta: Giúp làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, từ đó làm giảm khối lượng công việc của tim. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn làm giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đau thắt ngực.

- Thuốc chống đông: ClopidogreI và As-pirin là hai cái tên khá quen thuộc với người bệnh mạch vành. Các thuốc chống đông sau đặt stent này có tác dụng phòng ngừa đông máu, giúp máu dễ dàng lưu thông qua mạch vành để đến tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Hiện nay, các bác sĩ thường dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT), kết hợp as-pirin và một thuốc kháng tiểu cầu khác (như PIavix, BriIinta) để điều trị cho bệnh nhân sau đặt stent mạch vành trong ít nhất một tháng. Sau đó, tùy tình trạng bệnh và loại stent mà người bệnh đặt, thời gian dùng thuốc kháng đông có thể kéo dài vài năm hoặc suốt đời.

- Nitrat: Phổ biến nhất là nitrogIycerin – một loại thuốc chống đau thắt ngực bằng cách thư giãn và mở rộng mạch máu, cho phép máu đến cơ tim nhiều hơn. NitrogIycerin có dạng viên ngậm hoặc dạng xịt dưới lưỡi khi bị đau ngực.

- Statin: Được sử dụng để giảm lượng cholesterol trong máu, thông qua ngăn chặn các tiền chất cần thiết để tổng hợp cholesterol. Statin giúp giảm tích tụ mảng bám trong thành mạch, từ đó giảm nguy cơ tắc hẹp ở các nhánh mạch vành khác.

- Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp thư giãn và nới rộng mạch máu, nhờ đó tăng lưu lượng máu đến tim và giảm nguy cơ đau thắt ngực. Một số thuốc trong nhóm này còn có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm khối lượng công việc cho tim.

- Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE): Giúp thư giãn mạch máu để giảm huyết áp và áp lực cho tim.

Để sử dụng các loại thuốc này hiệu quả, hãy cùng lắng nghe tư vấn của BS Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội Tim Mạch Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội:

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị sau đặt stent mạch vành.

Điều trị sau đặt stent mạch vành không thể thiếu quản lý căng thẳng 

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone là cortisol. Nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và một số bệnh tim mạch khác. Vì vậy, người bệnh sau đặt stent cũng cần kiểm soát các cảm xúc tiêu cực bằng các biện pháp sau:

- Tập thể dục thường xuyên: 30 phút tản bộ mỗi ngày, trong 3 – 5 ngày mỗi tuần, không chỉ giúp tim được luyện tập mà còn là một cách tuyệt vời để giảm stress. Người bệnh cũng có thể chọn các hoạt động khác như yoga, đạp xe, chơi cầu lông nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là tập thể dục cần bắt đầu từ nhẹ đến nặng. 

Trong 5 ngày đầu tiên kể từ khi đặt stent mạch vành, bạn chỉ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, làm việc nhà đơn giản. Sau đó, bạn có thể tiếp tục các hoạt động vừa phải, tránh gắng sức quá mức dẫn đến khó thở, mệt mỏi, đau ngực. Nếu bạn là người nhà đang chăm sóc bệnh nhân sau khi đặt stent mạch vành, hãy nhớ kỹ điều này.

- Dành thời gian ngủ đủ giấc: Một đêm ngủ ngon giấc giúp cơ thể được “sạc pin” đầy đủ, góp phần hồi phục và chữa lành các mạch máu bị tổn thương. Nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp và béo phì.

- Ngồi thiền: Hoặc đơn giản là ngồi tĩnh lặng một chỗ, hít sâu thở chậm và tập trung mọi suy nghĩ vào hơi thở trong vòng 10 phút, căng thẳng sẽ vơi đi rất nhiều.

- Thay đổi chế độ ăn: Bên cạnh những lưu ý về chế độ ăn tốt cho tim (nhiều rau củ quả, ít muối, tránh mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên xào…), người đặt stent mạch vành không nên ăn các thức ăn cay nóng. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.

- Luôn luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực: Thái độ tích cực giúp giảm tới 30% nguy cơ tử vong sớm sau khi thực hiện các thủ thuật/phẫu thuật tim mạch. Hãy tìm niềm vui riêng và thực hành nó mỗi ngày, trái tim sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.

Giữ tâm lý lạc quan cũng là cách để tăng hiệu quả điều trị sau đặt stent mạch vành.

Giữ tâm lý lạc quan cũng là cách để tăng hiệu quả điều trị sau đặt stent mạch vành.

Những cách kiểm soát biến chứng sau khi đặt stent

Điều trị bằng thuốc là một phần quan trọng để kiểm soát biến chứng sau đặt stent mạch vành. Thế nhưng, chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ. Đặc biệt là khi biến chứng đã xảy ra, người bệnh cần áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc, xử trí chuyên sâu hơn.

- Xuất huyết: Vết mổ để luồn ống thông đặt stent (thường ở cổ tay, đùi) có thể bị chảy máu. Thông thường sau khi xuất viện, khu vực này chỉ bị bầm tím hoặc sưng nhẹ. Để phòng ngừa chảy máu, trong những ngày đầu xuất viện, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào vết mổ. Khi thấy vết thương bị thủng, chuyển sang màu đỏ hoặc rỉ nước vàng/chảy máu, người bệnh cần đi khám.

- Cục máu đông: Thường gặp ở bệnh nhân đặt stent phủ thuốc. Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, không có cách nào khác là người bệnh phải điều trị bằng thuốc chống tập kết tiểu cầu như cIopidogrel và aspirin.

- Stent bị xê dịch ra khỏi vị trí: Dưới áp lực của stent, các tế bào mạch máu rất dễ bị tổn thương, sau đó sẽ xảy ra quá trình tăng sinh mô ở vị trí này. Nếu các tế bào nội mô phát triển quá mạnh mẽ, stent sẽ bị đẩy lệch khỏi vị trí được đặt vào ban đầu gây tái tắc hẹp. Biến chứng này có thể được điều trị bằng phương pháp bức xạ.

- Rối loạn nhịp tim: Để kiểm soát biến chứng này, bác sỹ có thể chỉ định thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi. Trong trường hợp nặng, người bệnh cần can thiệp ngoại khoa như cấy máy tạo nhịp, máy khử rung tim, đốt điện tim. Ngoài ra, một số bài tập đơn giản tại nhà cũng giúp giảm bớt phần nào cơn loạn nhịp tim: Ho mạnh, rửa mặt bằng nước đá, day nhẹ hai mí mắt…

Để giảm nhẹ cơn loạn nhịp tim sau đặt stent mạch vành, người bệnh có thể ho mạnh.

Để giảm nhẹ cơn loạn nhịp tim sau đặt stent mạch vành, người bệnh có thể ho mạnh.

Giải pháp dài hạn giúp người bệnh sau đặt stent phòng tái tắc hẹp

Các bằng chứng khoa học trong những năm gần đây đã khẳng định chắc chắn về vai trò quan trọng của của các sản phẩm thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị sau đặt stent mạch vành. Không chỉ giúp giãn mạch vành, tăng tuần hoàn máu đến tim, các sản phẩm này còn hỗ trợ giảm choletserol máu, tiêu cục máu đông.

Trong số những sản phẩm được nhiều người bệnh lựa chọn, điển hình phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang. Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Ích Tâm Khang đã góp phần cải thiện khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù, ngăn xơ vữa mạch, phòng suy tim, huyết khối và tăng chất lượng cuộc sống cho hàng ngàn bệnh nhân tim mạch. 

Hiệu quả và mức độ an toàn của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện và được tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada công nhận. 

Thậm chí có rất nhiều người bệnh đã giảm được mức độ tắc hẹp mạch vành, có thể trở về cuộc sống thường ngày (đi chợ, chạy xe, leo cầu thang… mà không bị đau ngực, mệt, khó thở) nhờ sự có mặt thêm của sản phẩm này trong phác đồ điều trị. Cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như vậy trong video dưới đây:

Bà Loan, Hà Nội chia sẻ cách hồi phục sức khỏe khi bị tắc hẹp mạch vành 50%.

Xem thêm: Chia sẻ cách giúp giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim

Sử dụng Ích Tâm Khang kết hợp với kiểm soát stress và sử dụng thuốc điều trị sau đặt stent mạch vành là “chiến lược” dài hạn để cải thiện sức khỏe, ngừa mọi biến chứng và kéo dài tuổi thọ. Nếu bạn đặt stent và đang gặp khó khăn trong điều trị, hãy gọi ngay tới đường dây nóng 0983.103.844 để được tư vấn.

hotline

Tham khảo: bostonscientific.com, secondscount.org, neurosurgeonsofnewjersey.com, everydayhealth.com, verywellhealth.com, thuctapngoai.wordpress.com

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.