Bệnh suy tim: Đợi đến chặng cuối mới lo chữa trị thì đã muộn

A- A+

Người mắc chứng suy tim bước vào giai đoạn cuối chỉ có thể hy vọng kéo dài sự sống thêm vài năm, vài tháng hay thậm chí… vài tuần. Nếu chặng cuối của bệnh tim lay lắt đến vậy, tại sao bạn lại không nỗ lực chữa trị từ đầu?

Suy tim là đích đến cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch nhưng bạn đừng vì vậy mà lùi bước

Suy tim là đích đến cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch nhưng bạn đừng vì vậy mà lùi bước 

Suy tim là chặng cuối của bệnh tim mạch

Bệnh suy tim là tập hợp tất cả các triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối. Đây có thể là chặng cuối của các bệnh tim phổ biến như bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim… Bởi vậy, bạn nên sớm nhận biết các dấu hiệu cảnh báo để kịp thời điều trị.

Dấu hiệu bệnh tim mạch chuyển sang suy tim

Cho dù suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim mạch không chữa được, nhưng không phải ai cũng dễ nhận ra dấu hiệu cảnh báo suy tim ở giai đoạn sớm. Bởi khi có bệnh tim, ai chẳng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, nặng ngực hay nhoi nhói ở tim, cùng với cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, mỗi khi gắng sức. 

Thế nhưng nếu bạn để ý đến các dấu hiệu bất thường của sức khỏe khi mắc các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp), bạn không khó để nhận biết suy tim ở giai đoạn sớm (suy tim độ 1, độ 2) với các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

Đánh trống ngực: Trạng thái hồi hộp và đánh trống ngực thường xảy ra ngay khi bạn lo lắng hay căng thẳng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thường xuyên xuất hiện thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trái tim đang dần suy yếu.

Khó thở khi gắng sức: Dấu hiệu khó thở có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu của bệnh suy tim, nhưng thường chỉ thoáng qua hoặc xảy ra khi gắng sức nhiều. Khi bạn nghỉ ngơi, tình trạng khó thở sẽ hết.

Tiểu đêm thường xuyên: Trái tim suy yếu khiến chất lỏng bị tích tụ ở các cơ quan trong cơ thể và kích thích thận tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn sẽ tăng số lần đi tiểu đêm so với trước đây.

Mệt mỏi bất thường: Bất cứ ai cũng có lúc mệt mỏi, song bạn cần so sánh mức độ bây giờ so với trước đây. Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch mà thấy dấu hiệu mệt mỏi bất thường đến mức dễ kiệt sức thì bạn nên đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe xem mình có bị suy tim không.

Nhiều người không sớm nhận ra các dấu hiệu bệnh suy tim ở giai đoạn sớm. Họ chỉ được chẩn đoán khi suy tim đã chuyển sang giai đoạn muộn và cơ hội chữa trị không còn nhiều.

Suy tim ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh

Suy tim là giảm khả năng bơm máu của tim khiến người bệnh bị khó thở, mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi

Suy tim là giảm khả năng bơm máu của tim khiến người bệnh bị khó thở, mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi

Khi bước sang giai đoạn muộn của suy tim, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh có thể bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, thường xuyên mệt mỏi, ho dai dẳng, ăn uống không ngon… Người bệnh chẳng những gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn cảm thấy lo sợ vì mình bỗng trở nên mong manh vô cùng.

Nếu bước sang suy tim giai đoạn cuối, người bệnh lại càng hoang mang nghĩ mình đã cận kề cửa tử. Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội Tim Mạch Việt Nam cho biết: “Suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của suy tim độ 4, người bệnh dường như không còn đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa nào. Khi ấy, họ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và nhập viện thường xuyên hơn”.

Người bệnh suy tim giai đoạn cuối sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như suy thận, suy gan, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Cuộc sống của người bệnh lúc này có thể ví như ngọn đèn dầu chập chờn trước gió không biết kéo dài được bao lâu.

Trong khi sống lay lắt với trái tim yếu ớt, nhiều người vẫn trăn trở mãi với câu hỏi: “Bệnh suy tim có chữa được không?”. Thời gian sống của người bệnh tim rất khó nói trước vì có thể là vài tuần hay vài tháng nhưng cũng có thể kéo dài thêm vài năm.

Vì vậy, người bệnh tim đến chặng cuối mới lo điều trị thì cũng đã muộn mất rồi! Chi bằng, chúng ta nên tìm cách phòng ngừa bệnh suy tim càng sớm càng tốt.

Cách phòng ngừa bệnh suy tim sớm

Có lối sống và chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh suy tim cải thiện rõ rệt triệu chứng khó thở, mệt mỏi

Có lối sống và chế độ ăn khoa học sẽ giúp người bệnh suy tim cải thiện rõ rệt triệu chứng khó thở, mệt mỏi

Để phòng ngừa bệnh tim mạch trở nặng thành suy tim ở chặng cuối, bạn cần nỗ lực điều chỉnh thói quen sống và nghiêm túc điều trị ngay từ những chặng đầu tiên.

Điều chỉnh lối sống tốt cho tim mạch

Lối sống là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn cũng nên bắt đầu phòng ngừa suy tim từ những thói quen hàng ngày sau đây.

Ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Trừ khi uống thuốc chống đông kháng vitamin K, bạn sẽ cần hạn chế các loại rau màu xanh đậm như mùi tây, rau diếp, bông cải xanh, cải bó xôi… Bạn cũng nên ăn giảm muối và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, dưa muối, giò, chả... Đồng thời, bạn nên tránh thực phẩm nhiều chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên rán... Hãy uống nước khi cơ thể cảm thấy khát.

Vận động thường xuyên: Tùy theo thể trạng và sở thích cá nhân, bạn nên vận động thường xuyên với các bài tập thể dục. Bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền... Thời gian tập lý tưởng là 20 – 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần. Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn nên thực hiện ở cường độ thấp sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Bạn nên nghỉ ngơi nếu thấy mệt mỏi, khó thở, nhịp tim tăng nhanh, đau ngực…

Từ bỏ thói quen xấu: Bạn nên bỏ các thói quen khiến bệnh tình trở nặng hơn như ngủ không đủ giấc, hút thuốc lá, uống rượu bia… Đặc biệt, thói quen ngồi nhiều hay lười vận động cũng dễ gây béo phì và khiến bệnh suy tim mạn tính trầm trọng hơn. Thói quen xấu thường khó bỏ nên bạn lại càng cần phải kiên trì mỗi ngày điều chỉnh một ít. Hãy nghĩ đến viễn cảnh đáng sợ của suy tim giai đoạn cuối, bạn sẽ có thêm động lực để cố gắng nhiều hơn!

Bên cạnh các thói quen giúp cải thiện sức khỏe thể chất, bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe tinh thần. Khi thường xuyên suy nghĩ tích cực, các yếu tố tâm lý kích hoạt bệnh tim cũng sẽ không dễ dàng tấn công bạn.

Tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ

Khám bệnh định kỳ là cách giúp bạn kiểm soát tốt chứng bệnh suy tim hiệu quả

Khám bệnh định kỳ là cách giúp bạn kiểm soát tốt chứng bệnh suy tim hiệu quả

Dựa trên bệnh tim mạch mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Thuốc điều trị: Các loại thuốc phổ biến là thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta, lợi tiểu, ức chế thụ thể ANGI0 TENSlN II, đối kháng AID0STER0NE, DlG0XlN. Bác sĩ cũng có thể kê thêm nhóm nitrat (giúp giảm đau ngực), STATlN (giảm cholesterol máu), thuốc chống đông.

Can thiệp phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định sửa chữa van tim, thay van tim, cấy máy khử rung tim ICD, máy tạo nhịp tim, bắc cầu mạch vành... Phẫu thuật ghép tim chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Kết quả điều trị hiệu quả đến đâu phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân người bệnh. Vì thế, bạn nên dùng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ chỉ định trong toa.

Bổ sung giải pháp hỗ trợ điều trị suy tim từ thảo dược

Các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cùng với thuốc điều trị đã được chứng minh có thể giúp tăng hiệu quả điều trị suy tim. Tại Việt Nam, thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất hiện nay đã được chứng minh hiệu quả bằng kiểm chứng lâm sàng.

Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế cho thấy TPCN Ích Tâm Khang (*) giúp giảm các triệu chứng bệnh tim mạch như khó thở, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch

Ông Đặng Đình Nịnh (Thái Bình) phát hiện mình bị suy tim độ 3 sau một lần nhập viện cấp cứu vì khó thở. Nếu chậm một chút, ông đã có thể ra đi trong tích tắc!

Sau khi trở về nhà, ông uống thuốc theo đúng lời khuyên của bác sĩ nhưng các triệu chứng khó thở và mệt mỏi vẫn không dứt. Trong đầu ông cứ ám ảnh với ý nghĩ "suy tim chỉ có chết thôi"... Thế nhưng, ông vẫn muốn thử một lần đảo ngược tình thế bằng cách tìm kiếm thêm nhiều giải pháp khác.

Ngoài các thuốc điều trị của bệnh viện, ông còn kết hợp với lối sống lành mạnh và TPCN Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm đã có kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên Tạp chí Quốc tế uy tín nên ông càng tin tưởng sử dụng 4 viên mỗi ngày.

Kể từ khi dùng TPCN Ích Tâm Khang, ông Nịnh thấy sức khỏe chuyển biến rõ rệt: “Từ tháng 3-2018 đến tháng 7-2018, tôi thấy người nhẹ hẳn đi và phân suất tống máu nâng dần từ 20 lên tới 62%”. Ông mừng vô cùng khi thấy các triệu chứng ngày càng cải thiện: “Bây giờ tôi có thể đi bộ 4 – 5 cây số vẫn thấy bình thường, không bị khó thở và mệt như trước. Các cơn ho khan không còn. Tôi ngủ ngon một mạch tới sáng mà không còn mê sảng nữa”.

Suy tim độ 3 ngỡ không qua khỏi, giờ tôi lại khỏe re nhờ có Ích Tâm Khang

Chứng suy tim có thể là chặng cuối của các bệnh tim, nhưng vẫn có thể là khởi đầu của một cuộc hành trình bền bỉ kéo dài sự sống. Tuy nhiên, nếu bạn có thể phát hiện sớm các dấu hiệu thì cơ hội kéo dài tuổi thọ sẽ cao hơn. Bạn nỗ lực điều trị bệnh tim càng sớm, khả năng phục hồi sức khỏe càng nhanh hơn!

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.