8 bài tập thể dục làm tăng hiệu quả điều trị suy tim

A- A+

Điều trị suy tim muốn hiệu quả ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, áp dụng chế độ ăn khoa học giảm muối thì việc tập thể dục cũng có vai trò rất quan trọng. Rất nhiều người nhà và cả bệnh nhân quên đi việc tập thể dục khi bị suy tim, bởi họ nghĩ rằng suy tim chỉ cần đi bộ, sinh hoạt hay thở thôi cũng đã thấy mệt, nên việc tập thể dục là điều không tưởng. Nhưng 8 bài tập thể dục ngay sau đây  sẽ giúp người bệnh suy tim ngay cả giai đoạn cuối cũng có thể tập luyện được.

Động tác nhún vai

Cách thực hiện:

  • Đứng dậy và thư giãn. Xoay vai theo 1 vòng tròn: lên, xuống, phải, trái và ngược lại.
  • Lặp lại động tác này nhiều lần (5 – 10 lần)

Lưu ý: chỉ di chuyển vai, không di chuyển cánh tay

Động tác tập thể dục thứ 1 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 1 cho người bệnh suy tim

Xoay cổ sang trái, phải

Cách thực hiện:

  • Quay đầu nhẹ nhàng sang 1 bên phải và lấy tay trái nâng cằm từ từ lên cao hơn 1 chút. Thư giãn và hít thở chậm, sau đó lặp lại các động tác trên ở bên  trái.
  • Lặp lại động tác trên 5 lần.

Động tác tập thể dục thứ 2 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 2 cho người bệnh suy tim

Căng lưng và hông

Cách thực hiện:

  • Đặt hay tay ra sau gáy, hai tay đan vào nhau, sau đó từ từ nghiêng sang phải, sau đó trở về vị trí thẳng đứng và tiếp tục làm như vậy ở bên trái
  • Lặp lại động tác này 5 lần

Động tác tập thể dục thứ 3 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 3 cho người bệnh suy tim

Căng giãn bắp tay

Cách thực hiện:

Đứng và nắm cửa bằng tay phải như hình trái (duỗi thẳng tay)

  • Nhẹ nhàng xoay đầu, cổ, vai, hông sang trái
  • Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục đổi bên.

Động tác tập thể dục thứ 4 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 4 cho người bệnh suy tim

Căng giãn cơ dưới bắp tay

Cách thực hiện:

Ngồi khoanh chân, hít thở sâu và thư giãn

  • Đưa tay phải về phía sau vai, khủy tay hướng lên trên. Dùng tay trái từ từ đẩy khủy tay phải lên cao hết sức có thể
  • Đưa tay trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác trên cho tay trái.

Động tác tập thể dục thứ 5 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 5 cho người bệnh suy tim

Căng giãn cơ đùi và bắp chân

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau, mũi chân cách cửa 1 khoảng (10 – 20cm)
  • Từ từ khom người lại và đẩy mông ra sau (tư thế chữ V) để cảm nhận được sức căng ở bắp đùi. Sau đó từ từ trở về vị trí ban đầu.

 Lưu ý: đảm bảo cửa chắc chắn. Cần đi giày hoặc tất sợi coton để không bị trượt

Động tác tập thể dục thứ 6 giúp tăng hiệu quả điều trị suy tim

Động tác tập thể dục thứ 6 giúp tăng hiệu quả điều trị suy tim

Thư giãn chân, mắt cá chân

Cách thực hiện:

Đứng cạnh cửa như tư thế hình (A)

  • Dùng tay nắm chặt khung cửa và từ từ kiễng gót chân sau lên và kéo người về phía trước như hình (B), không kéo chân.
  • Trở về tư thế bình thường, nắm tay trái vào khung cửa, bước chân phải lên 1 bước làm trụ, đặt mũi chân trái ra sau và từ tự khụy xuống, giữ vài giây (như hình C), sau đó trở về tư thế ban đầu

Động tác tập thể dục thứ 7 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 7 cho người bệnh suy tim

Kéo dãn cơ hông

Cách thực hiện:

  • Nằm trên mặt sàn phẳng, chân gác trên tường như hìn trên. Tay phải úp xuống sàn, tay trái hướng lòng bàn tay lên trên
  • Từ từ xoay từ phần hông đến mũi chân sang trái, sau đó sang phải.

Chú ý khi di chuyển giữ nguyên tư thế của phần trên cơ thể như hình.

Động tác tập thể dục thứ 8 cho người bệnh suy tim

Động tác tập thể dục thứ 8 cho người bệnh suy tim

Suy tim là căn bệnh khó trị, làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của người bệnh. Do vậy, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ cùng với chế độ ăn và 8 bài tập thể dục trên, để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn, người bệnh suy tim có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ, điển hình như Ích Tâm Khang – sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị suy tim. Mặc dù không thể thay thế các thuốc điều trị, nhưng sự phối hợp này, sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể được các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù do chức năng tim bị suy yếu và giảm tần xuất nhập viện vì suy tim tiến triển. Đặc biệt, hiệu quả này và mức độ an toàn của sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng trên người tại Bệnh viện 108 và kết quả nghiên cứu được Tạp chí Khoa học Toàn cầu tại Canada công nhận. Xem chi tiết kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang.  

Thực tế cũng đã chứng minh cho thấy người bệnh suy tim sử dụng phối hợp thêm Ích Tâm Khang đạt hiệu quả rõ rệt. Xem chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim từ một người bệnh qua video sau:

Bác Thịnh – Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh suy tim hiệu quả

Xem thêm:  Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả

Để đối phó với căn bệnh suy tim, tập thể dục là một phần không thể thiếu trong điều trị. Do vậy, người bệnh không nên vì sức khoẻ bị suy yếu mà ngại tập. Hãy thực hiện 8 bài tập thể dục này cùng với chế độ ăn khoa học và phác đồ điều trị của bác sỹ, phối hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ để sống khoẻ hơn với chứng bệnh này nhé!

Xem thêm:

Người bệnh suy tim nên ăn gì, kiêng gì?

Hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh suy tim ở từng giai đoạn

Nguồn tham khảo: Elisa