

Chào bạn,
Triệu chứng này của bạn có khả năng là rối loạn thần kinh tim gây nên. Mà chủ yếu là do stress, căng thẳng, không phải do tổn thương thực thể trên tim nên đi khám thường không phát hiện ra bệnh. Nếu bạn điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh: hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tập hít sâu hở chậm để giải tỏa căng thẳng, tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm, ăn uống điều độ là tình trạng bệnh có thể thuyên giảm. Tuy nhiên không thể ngoại trừ do yếu tố khác gây nên như bệnh về hô hấp, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, tim mạch… Do vậy trước mắt bạn nên theo dõi triệu chứng này thêm một thời gian nữa, kết hợp với điều chỉnh lối sống, nếu tình trạng bệnh vẫn trở nên nặng hơn, xảy ra với tần suất nhiều hơn, tốt nhất bạn nên đi thăm khám thêm ở các chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa về tiêu hóa, hô hấp để có chẩn đoán chính xác hơn và được điều trị đúng bệnh.
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!
Các câu hỏi khác
- Chi phí đốt điện tim
- Hở van tim 3 lá mức độ trung bình nên điều trị ở đâu?
- Tại sao sau đặt stent mạch vành phải uống thuốc thường xuyên?
- Hở van tim 2 lá 1.5/4 có nguy hiểm không?
- Hở van tim 1/4 có mang thai được không?
- Đau vùng ngực là bệnh gì?
Bình luận
Viết bình luận

Nguyên kim quế (02/04/2018 - 08:33)
Bác sĩ ơi cho e hỏi e năm nay 24 tuổi 1 tuần nay e có cảm giác nặng và vướng vướng ở ngực trái và thỉnh thoảng nhói ở vùng tim . E hay có cảm giác hồi hộp và tim đập nhanh e xin bác sĩ tư vấn giúp e với ạ
Dược sỹ tư vấn :
Chào bạn, Ở độ tuổi của bạn, với các triệu chứng này có thể là do rối loạn thần kinh tim hoặc đau do dây thần kinh liên sườn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do yếu tố căng thẳng, stress trong công việc. Tuy nhiên không thể ngoại trừ nguyên nhân do bệnh tim mạch. Trước mắt, theo chúng tôi bạn nên theo dõi thêm một thời gian nữa, kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; tránh thức khuya nên đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể; tập hít sâu thở chậm để giải tỏa căng thẳng, stress. Trong trường hợp các triệu chứng này vẫn xảy ra và ở mức độ nặng, tốt nhất bạn nên đi khám ở một cơ sở y tế là chuyên khoa tim mạch, để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm. Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!