Hở van tim có nguy hiểm không - cách nào chữa trị hiệu quả?

A- A+

Hở van tim ít nhiều có nguy hiểm, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ hở, loại van hở và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị hiện tại của mỗi người bệnh. Vậy khi nào hở van tim trở nên nguy hiểm, cách nào để phòng ngừa những rủi ro? Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu bạn muốn sống khỏe với bệnh hở van tim.

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín. Bình thường van tim giống như cánh cửa, liên tục mở ra và đóng vào mỗi khi tim co bóp để đảm bảo dòng máu ra vào tim đi theo một chiều nhất định. 

Khi một van bị hở (đóng không kín), một lượng máu sẽ trào ngược lại vào buồng tim trước đó thay vì được tống đi. Hậu quả là lưu lượng máu trên mỗi lần bơm của tim bị thiếu hụt, tim phải bù lại bằng cách làm việc nhiều hơn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Cùng với đó là lượng máu bị trào ngược lại làm ứ máu tại các buồng tim và gây cản trở luồng máu ra vào tim ở chu kỳ co bóp tiếp theo của tim.

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim là bệnh lý nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm sẽ phù thuộc vào từng mức độ hở, loại van hở. Nếu người bệnh hở van tim không điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi cấp, hen tim cấp tính. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Hở van tim nguy hiểm tùy thuộc vào biến chứng. loại van và độ hở

Bệnh hở van tim dù thuộc loại nào hay mức độ hở ra sao đều có những biến chứng nguy hiểm nhất định kèm theo. Cụ thể như sau:

* Hở van 2 lá và hở van 3 lá

Van 2 lávan 3 lá có những đặc điểm, chức năng khác nhau. Tuy nhiên 2 loại hở van này đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng áp lực động mạch phổi: Hở van 2 lá và hở van động mạch chủ có thể gây ứ máu tại phổi và làm tăng áp lực động mạch phổi.
  • Suy tim sung huyết: Khi trái tim phải làm việc gắng sức trong thời gian dài, tim sẽ dần bị suy yếu dần và dẫn đến suy tim.
  • Huyết khối: Máu bị ứ đọng tại các buồng tim sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Khi đó, cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, hay gây tắc mạch não gây đột quỵ.
  • Rung nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn.

Đối với phụ nữ đang mang thai, hở van tim 2 lá còn có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh nở.

Tùy vào loại hở van và cấp độ sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau

Tùy vào loại hở van và cấp độ sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau

* Hở van động mạch chủ

Biến chứng nguy hiểm đầu tiên do hở van động mạch chủ gây ra chính là suy tim. Ngoài ra, hở van động mạch chủ còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Biến chứng này xảy ra do máu bị phụt ngược về tâm thất trái từ động mạch chủ với tốc độ cao, từ đó làm tổn thương đến lớp nội mạc tim, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng hoặc áp xe.
  • Bị loạn nhịp tim do tim tăng kích thước to hơn.

Trong trường hợp không được phẫu thuật, điều trị kịp thời hở van động mạch chủ có thể dẫn đến tử vong.

* Hở van động mạch phổi

Khi người bệnh bị hở van động mạch phổ sẽ khiến động mạch này bị tăng áp, phổi bị áp lực nhiều hơn dẫn đến máu qua tim bị rối loạn, ứ trệ gây ra những triệu chứng như phù tứ chi, khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi,...

Để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh hở động mạch phổi, người bệnh có thể theo dõi bài viết “Hở van động mạch phổi: phát hiện sớm để chữa trị hiệu quả

Ngoài ra, bệnh hở van tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ hở van. Hở van tim nhẹ (mức độ 1/4, 2/4)sẽ không nguy hiểm bằng mức độ vừa và nặng (hở van 3/4 và 4/4), nếu không đi kèm với các triệu chứng khó thở, đau ngực, đánh trống ngực hay hở van trên nền các bệnh tim mạch khác. 

Riêng van động mạch chủ, cho dù mức độ hở van nhẹ nhất, người bệnh cũng dễ gặp rủi ro. Nếu có biểu hiện đau ngực hay suy tim thì tiên lượng sống thấp, cần được thay van tim.

Van tim nào bị hở cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Van tim nào bị hở cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh hở van tim: Nặng, nhẹ tùy thuộc vào loại van và mức độ hở

Sự nguy hiểm của hở van tim còn đến từ bệnh lý nền

Khi bị hở van tim cùng các bệnh lý nền như: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim đều làm tăng rủi ro cho người bệnh. Vì tất cả các bệnh này đều gián tiếp hay trực tiếp làm thay đổi cấu trúc cơ tim (dày  lên hoặc giãn rộng) và làm tăng mức độ hở, hẹp.

Bệnh hở van tim có chữa được không?

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh hở van tim chưa chữa được khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu tuân thủ pháp đồ điều trị của các bác sĩ cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hàng ngày, người bệnh hở van tim vẫn sẽ có tuổi thọ gần như bằng với người bình thường. Tuy nhiên, đối với những người tuân thủ tốt quá trình điều trị và duy trì bệnh, tuổi thọ cũng có thể ít hơn người bình thường từ 4 - 5 năm.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện có hiệu quả giúp làm giảm hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở và ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn, tránh phải thay van. Để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

Bệnh hở van tim sống được bao lâu?

Theo một số nghiên cứu, những người đã bị hở van động mạch chủ nặng nếu chỉ điều trị nội khoa, không mổ thì tỷ lệ sống sau 10 năm chỉ vào khoảng 65%. Với những người bệnh hở van 2 lá do sa van, nếu chỉ điều trị bằng thuốc không phẫu thuật thì sẽ có 33% người bệnh tử vong trong vòng 10 năm. Nếu bệnh hở van 2 lá có mắc kèm bệnh mạch vành thì sau 5 năm tỷ lệ tử vong có thể lên tới 62%. 

May mắn là nếu điều trị tốt và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lối sống tuổi thọ, sử dụng kèm các sản phẩm hỗ trợ, người bệnh vẫn có cơ hội có thể sống lâu gần như những người bình thường khác.

Giải pháp ngăn ngừa bệnh hở van tim tiến triển

Bệnh hở van tim có thể gây nguy hiểm khi tiến triển nặng lên, nhưng nếu người bệnh được điều trị đúng cách và kịp thời chắc chắn sẽ làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù… cải thiện được chất lượng sống, đồng thời ngăn ngừa tiến triển của bệnh và phòng ngừa được rủi ro.

Sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng

Người bệnh hở van tim cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh hở van tim cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dù điều trị bằng thuốc không chữa khỏi hở van, nhưng giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh. Các nhóm thuốc điều trị hẹp hở van tim thường dùng bao gồm: thuốc chẹn beta (giúp giảm nhịp tim), thuốc ức chế men chuyển ACE (giảm áp lực lên tim và hạ huyết áp), thuốc giãn mạch (tăng cường lưu thông máu), thuốc lợi tiểu (giảm ho, phù), thuốc chống đông (phòng huyết khối) và thuốc tăng co bóp cơ tim.

Đặc biệt, với người bệnh sau thay van tim cần đặc biệt chú ý dùng thuốc kháng đông theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều thuốc khi chưa có hướng dẫn.

Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa hở van tim tiến triển

Chế độ ăn cho người bệnh hở van tim, tập luyện và lối sống có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh hở van tim nên có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Hạn chế mỡ động vật, bơ, phô mai, đồ chiên rán, thức ăn nhanh…
  • Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ (bắp cải, cây họ đậu, ổi, bưởi, lê, cam, nho, ngũ cốc nguyên hạt…).
  • Ăn giảm muối để tránh làm tăng huyết áp (tối đa 2 – 4 g muối/ngày).
  • Hạn chế các chất kích thích rượu, cà phê.
  • Tập luyện đều đặn 30 phút hàng ngày, vừa sức như đi bộ, đạp xe, tập yoga....

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị hở van tim, ngừa suy tim

Ngoài các biện pháp kể trên, một bài đăng trên Tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada năm 2014 còn cho thấy, sử dụng sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang sẽ giúp tăng hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, đánh trống ngực, ho, phù và giảm tần suất nhập viện. 

Rất nhiều người bệnh hở van đã lấy lại được sức khỏe sau khi kết hợp Ích Tâm Khang trong giải pháp điều trị. Không những thế, Ích Tâm Khang còn được nhiều chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam đánh giá cao và nhiều người bệnh hở van tim sử dụng cho kết quả tốt, trì hoãn được phẫu thuật. 

 

Chia sẻ của người bệnh hở van tim 3 lá về Ích Tâm Khang

Gs. Phạm Gia Khải đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang

Can thiệp ngoại khoa – lựa chọn điều trị khi van tim hở nặng

Hầu hết những trường hợp hở van tim khi có các dấu hiệu như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, phù... thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Lúc này van tim hư hỏng nhiều, không đáp ứng với điều trị nội khoa và buộc phải can thiệp sửa chữa hoặc phẫu thuật thay van tim.

Những loại van tim thường được sử dụng trong phẫu thuật thay van gồm: van tim cơ học (làm bằng kim loại hoặc vật liệu tổng hợp khác), van tim sinh học (van từ mô động vật) hoặc van đồng loại (từ người hiến tặng). 

Mỗi loại van đều có ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn thực hiện theo phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hở van nào, tuổi tác, chức năng tim, chi phí, sức khỏe người bệnh… từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất. 

Xem thêm: Chi phí phẫu thuật thay van tim

Tùy từng trường hợp mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau và không phải lúc nào câu trả lời cho vấn đề “bệnh hở van tim có nguy hiểm không” cũng đồng nhất. Nhưng bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng sản phẩm hỗ trợ bên cạnh thuốc điều trị hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa bệnh hở van tim tiến triển nặng.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng