5 xét nghiệm cứu mạng người bệnh động mạch vành

A- A+

Trong số những người mắc bệnh động mạch vành (CAD), có tới 50% nam giới và 64% phụ nữ bị đột tử, mặc dù xét nghiệm cholesterol cho kết quả bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Tuy nhiên, nguy cơ đột tử có thể được giảm bớt bằng cách phát hiện bệnh sớm và dự đoán nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ trong tương lai, thông qua các xét nghiệm.

Có rất nhiều cách để phát hiện sớm bệnh động mạch vành và dự đoán nguy cơ. Dưới đây là 5 xét nghiệm mới, được ứng dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán bệnh động mạch vành:

Quét canxi mạch vành (Coronary Artery Calcium Scan - CAC)

Canxi là một trong những thành phần chính của mảng bám tích tụ trong động mạch vành, gây hẹp, cứng mạch và cản trở sự lưu thông của dòng máu.

Quét canxi mạch vành là phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành không xâm lấn, nhằm tìm ra vết canxi trên thành mạch. CAC được thực hiện thông qua chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Kỹ thuật CAC có thể dự báo cơn nhồi máu cơ tim và nguy cơ tử vong ở người bệnh động mạch vành không triệu chứng trước 15 năm.

Những người có điểm CAC từ 100 – 300 có nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim khác cao hơn 7 lần so với người có điểm thấp hơn. Điểm CAC càng cao, nguy cơ càng tăng. Điểm CAC trên 400 cho thấy xơ vữa động mạch nặng.

Chụp quét canxi mạch vành giúp chẩn đoán sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim 

Chụp quét canxi mạch vành giúp chẩn đoán sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Ai nên quét canxi mạch vành: Mặc dù có thể dự đoán rất sớm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành nhưng CAC không dành cho tất cả mọi người. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo chỉ định CAC cho những người trên 40 tuổi và có yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Không nên quét canxi mạch vành nếu bạn không có dấu hiệu nào của bệnh tim, mới bị nhồi máu cơ tim hay vừa phẫu thuật. Phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm xạ và phát triển ung thư.

Corus CAD

Corus CAD là phương pháp giúp đánh giá mức độ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành thông qua phân tích mẫu máu.

Corus CAD đánh giá mức độ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành qua mẫu máu

Corus CAD đánh giá mức độ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành qua mẫu máu

Quy trình Corus CAD: Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và có kết quả trong vòng 72 giờ.

Ai nên làm Corus CAD: Kỹ thuật này phù hợp với những người hay bị đau tức ngực, đau thắt do động mạch vành bị hẹp, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, khó thở hay mệt mỏi khi gắng sức hay luyện tập. CAD không dành cho những người đã bị nhồi máu cơ tim hoặc đã phẫu thuật nong động mạch vành trước đó. CAD cũng không được khuyến khích cho người bệnh đái tháo đường, đang sử dụng thuốc chống viêm steroid, hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Xét nghiệm protein phản ứng C siêu nhạy (CRP hoặc hs-CRP)

Mức C-reactive protein (CRP) trong máu tăng khi một khu vực nào đó trong cơ thể bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc có mảng kích thích làm sưng thành động mạch. Nghiên cứu cho thấy mức CRP cao có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, có thể là vì các tổn thương do viêm hoặc các mảng bám trong động mạch bị bong ra và thoát vào trong dòng máu gây nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

CRP cao có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 

CRP cao có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Xét nghiệm hs-CRP sẽ đo mức C-reactive protein trong máu. Bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi thử máu. Nếu mức CRP máu tăng thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 1.5 – 4 lần so với những người bình thường. CRP trên 3.0 được coi là nguy cơ cao.

Ai nên xét nghiệm protein phản ứng C siêu nhạy: Bất cứ ai có mức triglyceride và/hoặc cholesterol cao đều nên làm thử nghiệm này. Những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tiểu sử gia đình mắc bệnh tim, hoặc có thói quen hút thuốc lá cũng nên là làm hs-CRP. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên thử nghiệm hs-CRP cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành. Phụ nữ nên đi làm hs-CRP vì nó chính xác hơn thử nghiệm đo mức cholesterol.

Thử nghiệm C-IMT 

Kỹ thuật siêu âm C-IMT động mạch cảnh ở cổ

Kỹ thuật siêu âm động mạch cảnh C-IMT

C-IMT là kỹ thuật siêu âm động mạch cảnh có độ phân giải cao, sử dụng phần mềm máy tính để tính toán độ dày của hai lớp lót động mạch cảnh (ở cổ). Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng của động mạch cảnh và động mạch vành ở tim.

C-IMT sử dụng kỹ thuật siêu âm B-mode không xâm lấn, không dùng bức xạ nên tương đối an toàn. C-IMT có thể phát hiện các mảng bám mềm cũng như mảng bám vôi hóa, dự báo bệnh tim và nguy cơ đột quỵ não.

Ai nên làm thử nghiệm C-IMT: Những người có nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu não và đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo C-IMT cho người trưởng thành có nguy cơ trung bình nhưng không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số chuyên gia tim mạch cho rằng thử nghiệm này, cùng với CAC nên được áp dụng rộng rãi như một công cụ sàng lọc bệnh tim phổ thông.

Thử nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1c)

Thử nghiệm HbA1c giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim

Thử nghiệm HbA1c giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim

HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, mới đây nó được ứng dụng để phát hiện bệnh tim. Vỉ đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ cao cho bệnh tim mạch nên bất cứ ai bị bệnh này cũng nên thử HbA1c thường xuyên. Mức HbA1c đo được từ 5.0 - 5.5 là bình thường, trên 5.5 - 6 là có đề kháng insulin (insulin resistance) và  từ 6,4 trở lên là bị đái tháo đường.

Ai nên thử nghiệm HbA1C: Bên cạnh người bệnh đái tháo đường thì người đã từng bị bệnh mạch vành, người có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim nhưng không triệu chứng đều cần thử HbA1c thường xuyên.

Bằng những phương pháp mới, hiện đại, việc chẩn đoán sớm bệnh động mạch vành và nguy cơ trong tương lai không còn quá khó khăn. Thậm chí, một số thử nghiệm còn giúp dự đoán bệnh sớm tới hàng thập kỷ. Khi biết được nguy cơ bệnh tật, bạn sẽ có ý thức thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cũng như áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tốt hơn.

XEM CHIA SẺ NGƯỜI BỆNH TRỊ MẠCH VÀNH HIỆU QUẢ

Tham khảo: https://www.caring.com/articles/new-heart-tests-that-could-save-your-life