Những lưu ý chăm sóc điều trị suy tim

A- A+

Suy tim mặc dù rất khó chữa khỏi nhưng bạn có thể chung sống hòa bình nếu thiết lập được kế hoạch chăm sóc tốt, đồng thời tuân thủ chế độ điều trị và các hướng dẫn của bác sỹ.

Cần làm gì để giảm khả năng tiến triển của suy tim?

Giữ huyết áp ở mức ổn định: Để đối phó với tình trạng tim không bơm đủ máu đi nuôi các cơ quan trong bệnh suy tim, cơ thể sẽ giải phóng một số chất hóa học (như catecholamine, rennin, angiotensin, aldosteron) gây co mạch để làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu đến tim. Cơ chế bù trừ này buộc tim phải làm việc chăm chỉ hơn để có thể bơm máu qua các mạch máu đã bị co lại, về lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim. Đây chính là lý do khiến bạn phải giữ cho huyết áp ở mức thấp nhất, nhằm giảm áp lực của máu lên thành động mạch, trái tim mới có thể bơm máu hiệu quả.

  • Theo dõi các triệu chứng của suy tim và đi khám ngay nếu các triệu chứng nặng thêm hoặc xuất hiện triệu chứng mới...
  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng và các vị trí dễ bị sưng phù như bàn chân, mắt cá chân, bàn tay...
  • Không tự ý uống thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sỹ.

Giảm nguy cơ tổn thương tim bằng cách: Bỏ thuốc lá, duy trì trọng lượng cơ thể tối ưu, kiểm soát tốt các bệnh cao huyết áp, cholesterol máu cao và bệnh đái tháo đường; Tập thể dục đều đặn; Không uống rượu bia.

- Đi khám định kỳ để theo dõi hiệu quả của việc điều trị và đánh giá tiến triển của bệnh. Khi đi khám, bạn nên mang theo đầy đủ:

+ Danh sách các loại thuốc bạn đang uống

+ Bảng theo dõi cân nặng hàng ngày và danh sách các dấu hiệu mà bạn gặp phải, nếu có thể, hãy ghi chi tiết về thời gian và tần suất gặp các triệu chứng này.

+ Sổ khám bệnh và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán của lần khám gần nhất. 

+ Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cần bác sỹ giải đáp

Thăm khám thường xuyên để theo dõi hiệu quả của việc điều trị

Thăm khám thường xuyên để theo dõi hiệu quả của việc điều trị

Kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng giúp giảm triệu chứng của suy tim?

- Cân bằng lượng chất lỏng và điện giải trong cơ thể: Bằng cách không uống quá nhiều nước, hạn chế muối trong bữa ăn. Tùy từng trường hợp, bác sỹ có thể khuyên bạn uống ít nước hoặc chỉ định thuốc lợi tiểu nhằm đạt được thể tích máu bình thường, cân bằng điện giải và tránh phù.

Suy tim làm bạn thường xuyên mệt mỏi, ho, phù, khó thở. Bạn có thể tham khảo sử dụng Tpcn Ích Tâm Khang để giúp hỗ trợ điều trị. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cách dùng hiệu quả.

- Giảm muối (natri) trong các bữa ăn: Theo khuyến cáo của Trung tâm nghiên cứu và chính sách sức khỏe (AHCPR) của Mỹ, bệnh nhân suy tim chỉ nên tiêu thụ 2 – 3g muối ăn/ngày. Nếu ăn ít muối, bạn sẽ hạn chế được sự tích nước trong cơ thể, ngừa sưng phù và khó thở (do ứ huyết ở phổi). Khi suy tim tiến triển nặng hơn, bạn cần phải kết hợp cả giảm muối và hạn chế lượng dịch đưa vào trong giới hạn từ 1 – 2 lít/ngày, bao gồm cả nước uống và lượng nước có trong thức ăn như canh, hoa quả… Điều này sẽ giúp hạn chế khối lượng công việc cho tim, ngăn ngừa các triệu chứng của suy tim.

- Theo dõi cân nặng hàng ngày: Lý tưởng nhất là kiểm tra cân nặng vào cùng một thời điểm mỗi sáng, với lượng quần áo tương tự, trước khi ăn sáng và sau khi đi tiểu. Nên ghi lại cân nặng trong một cuốn sổ để tiện theo dõi. Nếu tăng 1kg mỗi ngày hoặc hơn 2kg mỗi tuần, bạn nên đi khám ngay.

- Giảm căng thẳng: Khi bạn lo lắng hay căng thẳng, tim sẽ phải đập nhanh hơn, bạn phải thở nhanh hơn và huyết áp có thể tăng lên. Điều đó gây tăng áp lực cho tim, vì khi suy tim, nó đã phải làm việc rất khó khăn.

TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim

- Uống thuốc theo đơn: Một số loại thuốc điều trị suy tim có thể được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

+ Cải thiện khả năng bơm máu của tim: Digoxin làm tăng co bóp cơ tim.

+ Giảm áp lực cho tim: Thuốc ức chế men chuyển (ACE) (captopril, enalapril…), thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (losartan, vansartan…) gây giãn mạch.

+ Ngăn ngừa giữ nước: Thuốc lợi tiểu (furosemide, spironolactone…)

+ Giảm sự tiến triển của suy tim: Thuốc chẹn beta (propranolol, metoprolol…) làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp.

Ngoài ra, người bệnh suy tim còn được kê đơn thuốc chống đông (aspirin, heparin…) để dự phòng huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Nếu có các bệnh lý đi kèm như rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, cholesterol máu cao, bệnh nhân sẽ được kê đơn thêm thuốc điều trị các bệnh này.

- Không tự ý ngừng thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sỹ, kể cả khi đã giảm được nhiều triệu chứng của bệnh suy tim.

- Tránh các thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh hoặc tương tác với thuốc chữa bệnh, bao gồm:

+ Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac…) 

+ Thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng: kháng acid có chứa natri (NaHCO3)

+ Thuốc chống cảm cúm, ngạt mũi có chứa các thành phần gây co mạch như pseudoephedrine…

Bạn cần tham khảo ý kiến, hoặc thông báo cho bác sỹ biết nếu đang dùng các loại thuốc này.

- Tùy vào tình trạng của suy tim và sức khỏe bệnh nhân, bác sỹ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật hoặc dùng liệu pháp tái đồng bộ tim để cải thiện chức năng của tim.

Những cách cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim

TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim

Ăn ít muối giúp bảo vệ trái tim

Cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim là thay đổi lối sống, tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Trong rau củ và thực phẩm của khẩu phần ăn đã có sẵn khoảng 1g muối, nên chỉ cần cho thêm khi chế biến tối đa 2g muối hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và kali (các loại rau xanh, hoa quả như chuối, cam, đu đủ…)
  • Ăn ít calorie và tập thể dục để đạt và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol và đường.
  • Hạn chế ăn/ uống chất lỏng (1 – 2 lít nước mỗi ngày).
  • Tránh tập thể dục nặng hoặc hoạt động mạnh (kéo vật nặng, xúc, lao động vất vả... có thể khiến bệnh suy tim tiến triển nặng hơn).
  • Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tiêm vaccine cúm và viêm phổi.
  • Uống thuốc theo chỉ định.

Khi suy tim, không có nghĩa là tim đã ngừng đập, đó chỉ là tim bơm máu kém hiệu quả. Vì thế, sự nỗ lực của bạn trong việc thiết lập một kế hoạch chăm sóc toàn diện, cùng với thuốc điều trị của bác sỹ sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi do suy tim, đồng thời cải thiện chất lượng sống và duy trì sức khỏe cho tim.

Nguồn:http://my.clevelandclinic.org/

Kinh nghiệm trị suy tim