Đừng coi nhẹ suy tim độ 2! Những rủi ro và cách chữa trị hiệu quả

A- A+

Đa số người bệnh suy tim độ 2 thường lơ là với tình trạng bệnh của mình, bởi những triệu chứng mệt mỏi, khó thở… chỉ xuất hiện khi họ gắng sức và nhanh chóng biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Họ đâu ngờ rằng, nếu bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn bệnh từ giai đoạn này, nó có thể nhanh chóng tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

Suy tim độ 2 là gì?

Suy tim độ 2 là mức độ trung bình trong 4 mức độ theo phân độ suy tim của Hiệp hội tim mạch New York (NYHA). Ở giai đoạn này, khi gắng sức nhiều, các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, đánh trống ngực… xảy ra, khiến người bệnh bị hạn chế các hoạt động thể lực. Nếu được nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ dần cải thiện và người bệnh cảm thấy thoải mái trở lại.

Người bệnh suy tim độ 2  thường có các bệnh lý như bệnh van tim, tim bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh mạch vành , tiền sử nhồi máu cơ tim, phân suất tống máu thấp hoặc có bệnh lý van tim nhưng không xuất hiện triệu chứng suy tim khi nghỉ ngơi. 

Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa suy tim độ 2 tiến triển

Thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa suy tim độ 2 tiến triển

Suy tim độ 2 liệu có nguy hiểm không?

Suy tim độ 2 nguy hiểm bởi bệnh đã gây hạn chế khả năng hoạt động thể lực của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được điều trị tốt ngay từ giai đoạn này, chức năng tim sẽ càng trở nên suy yếu, lâu dần tiến triển nặng hơn sang suy tim độ 3suy tim độ 4 - giai đoạn muộn của suy tim. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi ngay cả lúc nghỉ ngơi, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, cùng với đó là nguy cơ biến chứng như rối loạn nhịp tim, đột quỵ… đe dọa tới tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết suy tim trở nặng, nên biết sớm để điều trị kịp thời

Bản thân người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 2 trở nặng và chủ động thăm khám để điều trị kịp thời. Bởi các triệu chứng suy tim độ 2 tuy chỉ xảy ra khi gắng sức, ít xuất hiện khi nghỉ ngơi. Nhưng nếu chủ quan không chú ý, thì khi bệnh trở nặng, các triệu chứng xuất hiện rầm rộ thì người bệnh đã vuột mất thời điểm điều trị tối ưu. 

Khó thở

Khi suy tim độ 2 trở nặng thì khó thở là dấu hiệu đầu tiên giúp người bệnh dễ dàng nhận biết. Nếu bạn có biểu hiện khó thở nặng lên, không chỉ khó thở khi làm việc nặng, mà ngay cả khi nghỉ ngơi, tức là bệnh của bạn đang có dấu hiệu trở nặng. Đôi khi khó thở do bệnh tim cũng có thể nhầm lẫn với khó thở do bệnh hô hấp, vì vậy người bệnh tim mạch cũng cần hết sức chú ý. Trong đó, khó thở do suy tim thường là khó thở ở cả thì hít vào và thở ra, trong khi khó thở do hen phế quản thường khó thở vào là chính. 

Phù chân

Sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô của cơ thể sẽ gây phù nề, phổ biến nhất ở chân. Người bệnh cần chú ý, nếu đi giày hoặc dép trở nên chặt hơn trước, đặc biệt vào buổi chiều thì đấy có thể là dấu hiệu ban đầu của phù do suy tim. Lúc này bạn nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Ho và thở khò khè

Suy tim làm chức năng tim suy yếu, gây tích tụ chất lỏng ở phổi và là căn nguyên chính gây ho ở bệnh nhân suy tim. Do triệu chứng này dễ dẫn đến chẩn đoán sai lầm như hen hay viêm phế quản. Người bệnh thường là ho khan do suy tim, hoặc cũng có khi ho ra máu hoặc đờm trong trường hợp bị bội nhiễm ở phổi. Bạn cần lưu ý nếu có dấu hiệu ho nặng hơn vào ban đêm và khi nằm xuống, bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng phù phổi cấp tính.

Theo Giáo sư Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam: Khó thở do suy tim thường là khó thở ở cả thì hít vào và thở ra, trong khi khó thở do hen phế quản thường khó thở vào là chính. Nhưng nhiều khi phân biệt cũng rất khó, vì nếu thở do hen tim thì cũng có thở ra. Mà đã hen tim thì bao giờ tim cũng có bệnh. Để lắng nghe đầy đủ tư vấn của Giáo sư, mời bạn xem trong video sau đây:

Giáo sư Phạm Gia Khải tư vấn cách phân biệt khó thở do suy tim và các bệnh lý khác

Cảm thấy mệt mỏi

Nếu trước kia việc đi cầu thang, đi bộ với bạn là bình thường nhưng gần đây chỉ đi một quãng ngắn hoặc thực hiện các hoạt động đơn giản bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thì đừng chủ quan. Bởi đấy có thể là dấu hiệu cho thấy suy tim đang tiến triển nặng dần. Vì thế, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu kể trên, tốt nhất nên nhanh chóng đến chuyên khoa tim mạch để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.  

Phát hiện và điều trị suy tim kịp thời rất quan trọng, bởi nếu suy tim đã tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, rủi ro cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim như hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, giảm đau thắt ngực và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol. Hãy liên hệ ngay số điện thoại 0983.103.844 để biết thông tin chi tiết.

Các phương pháp điều trị suy tim độ 2

Để ngăn chặn nguy cơ suy tim độ 2 tiến triển sang các giai đoạn muộn hơn, đồng thời cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay bao gồm:

Chế độ ăn uống giảm nhẹ suy tim độ 2

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng suy tim độ 2. Theo đó, người bệnh cần chú ý:

- Nên ăn nhạt trong các bữa ăn hàng ngày như giảm ăn muối, ăn mắm, thay vào đó có thể ăn những gia vị từ thảo dược.

- Ăn nhiều trái cây tươi, chất xơ hòa tan có trong các loại hạt ngũ cốc nguyên vỏ như yến mạch, gạo lứt…

- Tăng cường ăn nhiều cá biển (ít nhất 2 lần/tuần) thay vì các loại thực phẩm giàu chất béo, cholesterol như thịt đỏ (thịt lợn, bò…), gan động vật, lòng đỏ trứng…

Xem thêm: 

Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng với người bệnh suy tim độ 2

Chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng với người bệnh suy tim độ 2

Lối sống khoa học

Duy trì một lối sống lành mạnh và tập luyện hợp lý cũng rất cần thiết đối với người bệnh suy tim nói chung, đặc biệt khi đã bước đến giai đoạn suy tim độ 2. Lúc này, người bệnh cần chú ý:

- Hạn chế uống rượu: chỉ giới hạn trong khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày.

- Bỏ thuốc lá.

- Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu bạn bị béo phì.

- Luyện tập thể dục: bạn nên luyện tập các bài tập thể dục cho người suy tim ít nhất 30 phút mỗi ngày với 5 ngày/tuần. Cường độ luyện tập có thể tăng dần nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn.

Dùng thuốc điều trị theo chỉ định

Những thuốc điều trị suy tim được chỉ định cho người bệnh ở mức độ này nhằm điều trị các bệnh lý nền như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, mỡ máu cao… Do đó, tùy từng trường hợp bệnh lý mà bạn mắc phải, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể, thuốc hạ mỡ máu...

Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết suy tim độ 2 sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng cách. Bởi vậy việc chữa trị bệnh suy tim là vô cùng quan trọng. Cùng lắng nghe tư vấn của Bác sĩ hướng dẫn những lưu ý trong điều trị giúp người bệnh nhanh chóng được cải thiện sức khỏe, ngăn tiến triển của bệnh

Ích Tâm Khang giúp làm giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù do suy tim

Theo một  nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada cho thấy, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang đã có kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim (hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, giảm đau thắt ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol. Cũng theo nghiên cứu, hơn 13% bệnh nhân suy tim độ 3 đã giảm được độ suy tim xuống còn độ 2.

Cho tới thời điểm hiện tại, Ích Tâm Khang là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT có kiểm chứng lâm sàng và được Truyền thông Quốc tế công nhận hiệu quả đối với người bệnh suy tim. 

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Huệ - Tp Hồ Chí Minh sau một thời gian sử dụng Ích Tâm Khang đã dứt được các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ho…

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim độ 2 giúp giảm khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho, phù

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Suy tim nói chung, đặc biệt là suy tim độ 2 không có nghĩa là vô phương cứu chữa nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chủ động thăm khám và điều trị ngay từ những giai đoạn sớm như suy tim độ 2 là cách hiệu quả giúp bạn chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đừng chủ quan khi mắc bệnh, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, áp dụng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]