Cách sử dụng Nitroglycerin hiệu quả trong điều trị đau thắt ngực

A- A+

Năm 1897, báo cáo khoa học của bác sĩ người Anh William Murrell đã chính thức đưa cái tên Nitroglycerin vào danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế thế giới WHO. Kể từ đó cho tới nay, Nitroglycerin được biết đến là loại thuốc đầu bảng trong điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi thể. Với khả năng giãn mạch nhanh chóng và hiệu quả, Nitroglycerin còn góp mặt trong phác đồ điều trị của nhiều bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, suy tim…

Nitroglycerin giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực trong bệnh tim mạch

Nitroglycerin là một thành viên của nhóm nitrat trị đau thắt ngực. Khi vào cơ thể, thuốc được hoạt hóa và giải phóng ra nitơ oxit (NO) có hoạt tính giãn mạch, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này tạo ra một loạt các hiệu ứng có lợi cho tim: giãn mạch vành sẽ làm giảm tình trạng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Đồng thời các động mạch và tĩnh mạch lớn giãn rộng sẽ hạ huyết áp, giảm bớt gánh nặng cho tim, giúp tim làm việc dễ dàng hơn, đặc biệt khi khả năng co bóp của tim suy yếu. Nhờ những lợi ích đó, ngoài đau thắt ngực, Nitroglycerin còn được chỉ định cho nhiều trường hợp khác như tăng huyết áp, suy tim.

Hiện nay bạn có thể tìm thấy Nitroglycerin trong nhiều dạng bào chế khác nhau như thuốc xịt, viên đặt dưới lưỡi, dịch truyền, viên nén hoặc viên nang giải phóng kéo dài dưới các tên thương mại như NitroMist, Nitroquick, Nitrotab, Nitromint…

Nitroglycerin là thuốc đầu bảng trong điều trị đau thắt ngực.

Nitroglycerin là thuốc đầu bảng trong điều trị đau thắt ngực.

Trước khi sử dụng Nitroglycerin cần lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng Nitroglycerin, bạn cần thông báo với bác sĩ tất cả các thông tin quan trọng sau để họ cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ mà thuốc đem lại và xem xét chỉ định loại thuốc này:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm nitrat (Nitroglycerin, Isosorbide dinitrat…) trước đây.
  • Tiền sử bệnh và các bệnh đang điều trị: đặc biệt là bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết áp thấp, hoặc các bệnh lý khác như cường giáp, thiếu máu cơ tim, đột quỵ, chấn thương vùng đầu…
  • Các thuốc hiện đang sử dụng: Nitroglycerin khi phối hợp với một số thuốc có thể thay đổi tác dụng và gây ra những tương tác bất lợi như thuốc điều trị rối loạn cương (Viagra, Cialis, Levitra… ), thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu, aspirin, ergotamin… có thể làm tăng nguy cơ gây hạ áp quá mức.
  • Bạn đang có thai, có ý định mang thai hoặc cho con bú: Mặc dù chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú, nhưng khi sử dụng Nitroglycerin trong những trường hợp này cần hết sức thận trọng.

Cách sử dụng Nitroglycerin an toàn, hiệu quả

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng Nitroglycerin, một số lưu ý sau có thể hữu ích cho bạn:

  • Luôn ngồi xuống trước khi sử dụng Nitroglycerin nhằm hạn chế tối đa nguy cơ hạ huyết áp quá mức.
  • Đối với Nitroglycerin tác dụng nhanh (dạng xịt, viên ngậm dưới lưỡi) có thể dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên dự báo cơn đau thắt ngực. Hãy đặt viên thuốc dưới lưỡi hoặc ở giữa má và nướu răng của bạn, có thể lặp lại mỗi 5 phút nhưng không được quá 3 viên trong 15 phút đầu, nếu triệu chứng vẫn không được cải thiện thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Bạn có thể dùng Nitroglycerin trước khi hoạt động thể chất 5 – 10 phút để dự phòng cơn đau thắt ngực có thể xảy ra.

Đặt Nitroglycerin ở dưới lưỡi ngay khi có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực

Đặt Nitroglycerin ở dưới lưỡi ngay khi có dấu hiệu của cơn đau thắt ngực

Đễ hỗ trợ điều trị làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn đau thắt ngực, đồng thời phòng ngừa nguy cơ suy tim do bệnh tim mạch, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang. Hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học toàn cầu. Hãy gọi cho chúng tôi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

  • Đối với các dạng giải phóng kéo dài, cố gắng dùng thuốc tại một thời điểm nhất định trong ngày và không được tự ý thay đổi thời gian sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy nuốt nguyên viên thuốc, không nhai hoặc làm vỡ viên vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Nếu bạn lỡ quên 1 liều, hãy dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian quá gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống như lịch thường ngày, tuyệt đối không uống gấp đôi vào liều kế tiếp vì có thể gây quá liều.
  • Không được ngừng thuốc đột ngột mà chưa có ý kiến của bác sĩ bởi điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Không uống rượu trong quá trình sử dụng Nitroglycerin vì có thể làm tăng nguy cơ hạ áp quá mức.
  • Sử dụng thuốc một thời gian dài có thể gặp tình trạng nhờn thuốc, do đó hãy báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy hiệu quả của thuốc đã giảm dần.
  • Trong quá trình sử dụng Nitroglycerin, bạn cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm xét nghiệm máu, điện giải đồ, đo huyết áp… nhằm đảm bảo đáp ứng điều trị của Nitroglycerin và phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử trí thích hợp.

Nitroglycerin có tác dụng phụ gì đáng lưu ý?

Tác dụng phụ của Nitroglycerin  thường liên quan đến hậu quả gây giãn mạch quá mức bao gồm:

  • Giãn mạch não: gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn… Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol để kiểm soát cơn đau đầu, tuy nhiên không được dùng quá liều 650 mg mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Giãn mạch ngoại vi: gây đỏ bừng mặt và nguy hiểm nhất là hạ áp tư thế đứng, thường gặp ở người bị huyết áp thấp và người già với biểu hiện chóng mặt, choáng váng… Khi đó, bạn hãy ngồi xuống, để đầu ở giữa 2 đầu gối, hít thở sâu hoặc nằm xuống, các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm chỉ sau vài phút.

Ngoài ra thuốc có thể gây phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay, sưng miệng… Nếu các triệu chứng kể trên không được cải thiện mà ngày càng có xu hướng nặng dần, bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí thích hợp.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Với khả năng tác dụng nhanh chóng chỉ sau 5 phút sử dụng, Nitroglycerin là loại thuốc “bỏ túi”  không thể thiếu đối với người bệnh đau thắt ngực. Song song với khả năng giãn mạch ưu việt đó, người bệnh cũng phải đối mặt với không ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng và phòng tránh tai biến, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại thuốc này.

Xem thêm: 

Thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành

Chữa bệnh mạch vành bằng đông y

Nguồn tham khảo:

www.drugs.com/cdi/nitroglycerin-tablets.html

www.webmd.com/drugs/2/drug-18030/nitroglycerin-oral/details#side-effects

www.patienteducation.osumc.edu/Documents/nitroglycerin-sublingual.pdf