10 lời khuyên không thể bỏ qua nếu bạn mắc bệnh tim

A- A+

Nếu bạn không may mắn mắc bệnh tim, lối sống lành mạnh sẽ là chìa khóa giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là 10 lời khuyên mà bạn không thể bỏ qua khi chăm sóc trái tim của mình.

Cai thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những thủ phạm chính gây bệnh mạch vành. Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng co thắt động mạch vành, giảm oxy đến tim, gây tăng huyết áp và gia tăng các biến cố về tim mạch. như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, một năm sau khi bỏ thuốc, bạn sẽ giảm được 50% nguy cơ nhồi máu cơ tim so với người hút thuốc. Bởi vậy nếu bạn đang hút thuốc lá, từ bỏ thuốc là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe trái tim

Tích cực hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp bạn giảm được nguy cơ phát triển bệnh tim. Cường độ tập luyện được khuyến cáo  là 30 phút/ ngày với 5 ngày/ tuần. Bạn hãy tận dụng thời gian để luyện tập bằng cách đi làm bằng xe đạp, đi bộ hay chơi những môn thể thao nhẹ nhàng (như cầu lông) sau khi về nhà.

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch

Quản lý cân nặng

Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch. Hãy duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, cân bằng chế độ ăn uống ít chất béo, đường, nhiều trái cây, rau quả, kết hợp với các hoạt động thể chất thường xuyên. Đồng thời, kiểm tra tình trạng trọng lượng thông qua chỉ số BMI – được tính bằng cân nặng (kg)/ chiều cao bình phương (m) Chỉ số này nên ở trong khoảng 18,5 – 25, nếu BMI > 25 có nghĩa là bạn đang bị thừa cân.

Ăn nhiều chất xơ

Tối thiểu 30g chất xơ/ ngày là điều kiện cần nếu bạn muốn giảm nguy cơ tim mạch. Có nhiều nguồn chất xơ đa dạng rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thay đổi gồm trái cây, bánh mỳ, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả,…

TPCN Ích Tâm Khang – giải pháp từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa nguy cơ suy tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn

Giảm chất béo bão hòa

Nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu, đồng nghĩa tăng nguy cơ xơ vữa mạch và gây nhồi máu cơ tim. Một số thực phẩm giàu chất béo bão hòa mà bạn nên tránh đó là thịt đỏ, bơ, phomat, kem, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, dầu dừa,…

Người mắc bệnh tim nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Người mắc bệnh tim nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Ăn 5 phần trái cây mỗi ngày

Người mắc bệnh tim nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có rất nhiều cách để thực hiện chẳng hạn như bạn có thể thêm trái cây và rau vào thực đơn của 3 bữa ăn chính, ngoài ra bữa phụ còn có thêm nước ép, trái cây dằm,…

Cắt giảm muối

Để duy trì chỉ số huyết áp ổn định (từ 90/60mmHg – 120/80mmHg), nên tránh sử dụng muối trực tiếp và nêm muối ít hơn khi chế biến món ăn. Một khi đã quen dần với mùi vị thức ăn “lạt”, bạn có thể cắt giảm nó dễ dàng. Người mắc bệnh tim chỉ nên ăn dưới 3g muối mỗi ngày (tương ứng với khoảng ½ thìa café)

Ăn cá

Hãy đưa cá vào thực đơn của mình ít nhất 2 lần/tuần, bao gồm một phần dầu cá vì cá là nguồn thực phẩm giàu omega-3 (đặc biệt là cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi) sẽ giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.

Uống ít rượu

Rượu  có chứa một hàm lượng calo nhất định, có thể tác động đáng kể đến vòng eo của bạn, từ đó làm gia tăng các vấn đề tim mạch. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu, chỉ nên giới hạn trong khoảng 1-2 ly mỗi ngày, uống một lượng rượu vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ về các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe, bao gồm cả những rủi ro về sức khỏe tim mạch.

Đọc nhãn sản phẩm

Khi mua sắm bất kỳ một sản phẩm nào, bạn nên tập thói quen đọc nhãn bao bì của sản phẩm đó để xem có bao nhiêu calo, chất béo, muối, đường,… và chủ động lựa chọn sao cho phù hợp với kế hoạch ăn lành mạnh của mình.

Nếu biết kết hợp tốt 10 lời khuyên trên với thuốc điều trị, người mắc bệnh tim sẽ có cái nhìn lạc quan hơn về tình trạng bệnh của mình, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo nguồn: www.nhs.uk

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả